Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » ĐẶC ĐIỂM CÔNG ĐOẠN CẮT – NGUYÊN LÝ CẮT

Chia sẻ

KỸ THUẬT THÀNH PHẨM / SAU IN

ĐẶC ĐIỂM CÔNG ĐOẠN CẮT – NGUYÊN LÝ CẮT

ĐẶC ĐIỂM CÔNG ĐOẠN CẮT – NGUYÊN LÝ CẮT

Công việc cắt nhằm cắt khổ in để in ấn, hoặc đưa sản phẩm về đúng kích thước thành phẩm, tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Hầu hết các sản phẩm in đều phải trải qua công đoạn này. Để đảm bảo các yếu tố về chất lượng cũng như quy cách mà khách hàng yêu cầu, công đoạn cắt cũng cần được quan tâm như những công đoạn khác trong quy trình sản xuất in ấn. Cùng Prima.vn tìm hiểu về đặc điểm chung của công đoạn cắt và nguyên lý cắt của nó nhé!

1. Đặc điểm chung của công đoạn cắt

Cắt là phá vỡ tính chất cơ học của vật liệu tại những nơi cần thiết bằng lực cắt lớn.

Trong công đoạn cắt, vật liệu in dạng cuộn hoặc tờ rời được chia cắt (theo từng đơn vị hoặc theo từng xấp) đến khổ thành phẩm hay khổ cần thiết cho công đoạn kế tiếp.

Cắt được thực hiện trong quá trình thành phẩm. Bao gồm:

  • Tề giấy: là cắt các mép dư của chồng giấy thành khổ giấy cần thiết hay tạo sự vuông vắn cho tờ in; tạo sư bằng phẳng cho mép tờ giấy. Ứng dụng trong khi cắt tờ giấy trước khi in, xén 3 măt ruột sách, xén 4 cạnh của tờ poster…
  • Xả giấy: Pha cắt tờ in thành những phần cần thiết. Ứng dụng: cắt tờ in thành nhiều tờ gấp, tờ bế, nhiều nhãn hàng…
  • Xả cuộn: Giấy ở dạng cuộn được xả thành những cuộn giấy có khổ nhỏ hơn hay thành tờ rời. Ứng dụng trong việc cắt giấy cuộn, xả cuộn khi in bao bì…
  • Pha cắt vật liệu bìa: Cắt các dạng vật liệu cứng, dày như giấy bổi, carton, thành tấm lót bìa hay áo bìa.

2. Các nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra của công đoạn

Các nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn cắt có thể là các vật liệu, các tờ in dạng tờ rời hoặc dạng cuộn; có thể là các tập ruột sách, tập lịch (dạng bloc) …

Đầu vào của công đoạn cắt có thể là vật liệu hoặc các tờ in hoặc các bán thành phẩm.

Đầu ra của công đoạn cắt: Có thể là các bán thành phẩm hoặc thành phẩm cuối cùng.

Bảng Có thể là các bán thành phẩm hoặc thành phẩm cuối cùng

Nguyên liệu đầu Dạng cắt Sản phẩm đầu ra Ứng dụng
Dạng cuộn: Cuộn vật liệu chưa in

 

–      Xả dọc cuộn

–      Xả ngang cuộn

–      Cuộn vật liệu có khổ nhỏ hơn

–      Tờ rơi

–      Xả cuộn giấy, màng, bao bì, carton

–      Xả giấy thành tấm trước khi in

Cuộn vật liệu đã in –      Xả dọc cuộn

–      Xả ngang cuộn

–      Cuộn vật liệu đã in có khổ nhỏ hơn

–      Túi trong bao bì, tay gấp trong in cuộn

–      Chia cuộn trong thành phẩm bao bì

–      Chia túi, chia thành tay gấp trong in cuộn

Dang tấm

 

Giấy dạng tờ chưa in

 

Xả, tề theo từng xấp trên máy dao 1 mặt

Thành tờ in nhỏ, thành tờ in theo khổ ấn định trước

Chuẩn bị giấy trước in, cắt các dạng giấy dành cho văn phòng hoặc trường học

Giấy dạng tờ rời đã in Xả trên máy dao 1 mặt Bán thành phẩm

–      Tờ gấp sách

–      Xấp nhãn chuẩn bi cho việc bế nhãn theo xấp

–      Tờ bế chuẩn bị việc bế hộp

–      Bao bìa sách bìa cứng

–      Cánh bìa, lót gáy

Thành phẩm cuối cùng

–         Poster, tờ quảng cáo, thẻ, nhãn, biểu mẫu, hóa đơn, danh thiếp

Bán thành phẩm

–      Đóng sách

–      Thành phẩm nhãn bế thụt

–      Thành phẩm hộp gấp

–      Đóng sách bìa cứng

 

Thành phẩm cuối cùng

–      Thành phẩm các dạng văn hóa phẩm

Dạng thành từng bloc Ruột sách, sách bìa mềm

 

Xén ba mặt trên máy xén ba mặt hoặc máy dao 1 mặt

Ruột sách hay sách theo khổ thành phẩm

 

Đóng sách

 

Bloc lịch đã bắt cuốn, keo gáy

Xén ba mặt trên máy xén ba mặt hoặc máy dao 1 mặt

Loc lịch đã cắt về khổ thành phẩm

Thành phẩm lịch
Các cặp vé số sau khi đã đóng Máy dao 1 mặt

Các cặp vé số thành phẩm

Thành phẩm vé số

 

3. Các nguyên lý cắt

Các nguyên lý cắt được ứng dụng là:

  • Cắt có bàn đỡ: dao cắt cắt với một bề mặt phẳng đối trọng. Bề mặt này đỡ lực cắt.

 

 

  • Cắt có dao đỡ: Dao trên hoạt động dựa vào dao dưới, vật liệu được cắt dựa vào dao dưới.

 

 

  • Cắt xả cuộn: Dao cắt hoạt động không dựa vào công cụ nào. Lực cắt đươc được cân bằng bởi lực căng của bàn kẹp.

Cắt có bàn đỡ sử dụng dao phẳng thường là cắt trên máy dao cắt một mặt sử dụng để cắt các chồng giấy

Khi cắt xả cuộn giấy thường ứng dụng các nguyên lý cắt có dao đỡ sử dụng dao trục xoay và dao trục hình trụ.

Công đoạn cắt được sử dụng nhiều ở cộng đoạn trước in (cắt xả, tề giấy thích hợp để phục vụ cho công đoạn in) và sau in (cắt thành khổ thành phẩm theo quy cách của từng sản phẩm – trừ những sản phẩm mà bế thành phẩm), đôi khi dẫn đến hư hàng cũng bởi công đoạn này, nên thợ cắt cũng cần lưu tâm.

Nguồn: Giáo trình Công nghệ gia công sau in – Biên soạn: Nguyễn Thị Lại Giang

113 bình luận

Bình luận