ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT IN OFFSET THEO YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP
Ngành in Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng trong thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc về năng lực con người cũng như thiết bị. Phục vụ tốt cho việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa giáo dục của nhân dân đồng thời trở thành một ngành công nghiệp phụ trợ đóng góp tích cực cho việc phát triển công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu thông qua việc sản xuất bao bì.
Nhằm mục đích phát huy tối đa năng lực thiết bị hiện có và khai thác tốt nhất thị trường in thông qua đào tạo và tối ưu quy trình sản xuất, Học viện PrintMedia Vietnam triển khai đào tạo công nhân kỹ thuật theo mô hình tích hợp tại doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Học viện PrintMedia Việt nam, việc đánh giá năng lực của 1 người thợ chính là đánh giá
-
- Khả năng hiểu biết chuyên môn ngành in
- Kỹ năng thực hành theo mức độ công nghệ-sản phẩm
- Theo điều kiện của từng doanh nghiệp.
Trên thực tế có sự khác biệt lớn về trình độ công nghệ, trang thiết bị, tay nghề người thợ giữa các công ty và các địa phương. Cơ cấu sản phẩm ở mỗi cơ sở in cũng không đồng đều nhau, điều đó cũng dẫn đến hệ quả là có sự phân hóa về tay nghề thực tế giữa những người thợ cùng bậc với nhau. Vì thế Học viện PrintMedia Việt nam đã đưa ra mô hình đào tạo tích hợp dựa trên năng lực và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp. Theo đó, tại mỗi doanh nghiệp, sau khi khảo sát và làm việc với bộ phận nhân sự – đào tạo-kỹ thuật, học viện sẽ xây dựng chương trình, sau đó dựa trên các tiêu chuẩn định lượng để đào tạo và đánh giá năng lực hành nghề của người thợ một cách khách quan nhất. Đây là một công việc nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề cần thảo luận.
Học viện PrintMedia sẽ đề xuất các tiêu chuẩn kỹ năng thực hành đang được áp dụng trong hình thức đào tạo tích hợp, trong đó nhà In tự đào tạo một phần theo hướng dẫn của Học viện và Học viện sẽ đảm nhận phần còn lại theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cách làm này vừa thực tế, vừa phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp đồng thời giúp doanh ngiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
1. Mục đích
Mục đích của khoá học này nằm hướng dẫn người học vận hành máy theo đúng quy trình, thiết lập các thông số phù hợp với thiết kế của máy in. Giải thích được mối liên hệ giữa vật liệu và quá trình làm việc, thực hiện quy trình với các đặc điểm của sản phẩm in. Ứng dụng các tiện ích của tự động hóa và vận dụng các chức năng của máy in phục vụ công việc
2. Thành phần tham dự:
-
- Trưởng máy + nhân viên vận hành máy in
- Cán bộ quản lý bộ phận sản xuất in, chế bản (quản đốc, phó quản đốc, Trưởng Phó Xưởng, trưởng phó Phòng, các cán bộ được quy hoạch vào vị trí quản lý cấp trung)
- Các Kỹ thuật viên chủ chốt
3. Chương trình khung
-
- Thời lượng: 75 tiết (bao gồm 30 tiết học trực tiếp trên lớp, 30 tiết kiến tập và thực tập sản xuất, 15 tiết cùng giải quyết tình hướng với GV qua các tình huống thực tế sản xuất
- Địa điểm tổ chức: Tại công ty Quý DN
4. Kết quả học tập
Người học:
-
- Thực hiện đúng các thao tác trên máy in.
- Vận hành an toàn và hiệu quả .
- In và kiểm soát sản phẩm .
- Sử dụng các phần mềm tiện ích của máy in.
- Canh chỉnh các bộ phận trong máy in
- Trở thành giáo viên hạt nhân, huấn luyện viên tại chổ cho DN
STT | Nội dung | Trình độ năng lực/ Thời gian | Điều kiện/ Công cụ |
Tuần 1 (Thứ 7 & CN) | Tổng quan về CN In Offset
– Qui trình sản xuất in – Cấu trúc máy in – Nguyên vật liệu |
4/20 tiết
|
Làm việc tại xưởng các công cụ/hỗ trợ
– Các video (youtube) – Các tờ in, hình ảnh in có tính chất khác nhau – Mẫu thiết kế – Mẫu tờ in có thang màu – Hướng dẫn của nhà sản xuất máy in – Worksheet |
Tuần 2 (Thứ 7 & CN) | Kiểm soát chất lượng
– Các loại và mục đích Máy đo mật độ – Thang màu, testform, tờ in. – Đo màu và phân tích tờ in – Kiểm soát quá trình – Thiết bị tối ưu hóa quy trình cho in offset – Kiểm soát sản phẩm và duy trì chất lượng |
3/20 tiết | Làm việc tại xưởng các công cụ/hỗ trợ
– Máy đo – Thang màu – Tờ in – Worksheet |
Tuần 3 (Thứ 7 & CN) | Công cụ kiểm soát máy in
– Sử dụng các phần mềm hỗ trợ (Pressign, spectroDen…) – Kiểm soát màu trên máy in. – Các tiêu chuẩn dành cho in |
3/20 tiết | Làm việc tại xưởng các công cụ/hỗ trợ
– Máy đo – Phần mềm hiện có
|
Tuần 4 (Thứ 7 & CN) | Tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất
– Quy trình hiệu chỉnh máy in – Phân tích các tiêu chí đánh giá máy in – Hiệu chỉnh máy in – Kiểm soát áp lực in – Canh chỉnh hệ thống lô – Vận hành hệ thống cấp mực – Vệ sinh và bảo trì |
4/ 15 tiết | Làm việc tại xưởng các công cụ/hỗ trợ
– Máy in – Sách hướng dẫn của nhà sản xuất – Bảng công việc – Thiết bị đo độ cứng – Thiết bị đo độ cứng – Thước Panmer – Thiết bị đo pH – Thiết bị đo độ dẫn điện – Giấy in |
Ghi chú: dựa vào chương trình khung và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, Học viện PrintMedia Việt Nam sẽ điều chỉnh chương trình phù hợp với trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp. |