OBA và các chuẩn đo M1, M2 và M3 đã rất quen thuộc với người làm ngành In. Do vấn đề phức tạp liên quan đến chất làm sáng quang học trên khi in và trong quá trình đo màu, OBA và các điều kiện đo M vẫn còn gây nhầm lẫn cho nhiều người, chúng tôi giới thiệu bài viết này, với các cập nhật về công nghệ và cách nó hoạt động trong ba năm qua.
Nhiều loại giấy in hiện nay có chứa OBA (Optical Brightening Agents – Chất làm sáng quang học), giúp cho giấy được sáng hơn và trắng hơn. OBA hoạt động khi tia cực tím (UV) chiếu vào giấy. Tuy nhiên, sự phát huỳnh quang của các OBA có thể tạo ra những thách thức đáng kể đối với việc quản lý màu, đánh lừa các thiết bị đọc sai phổ màu xanh lam (Blue) của quang phổ khả kiến. Ngoài ra, các nguồn sáng khác nhau được sử dụng để “nhìn” các loại giấy có OBA này sẽ khiến sự thể hiện của chúng khác nhau, tùy thuộc vào việc nguồn sáng có phát ra tia cực tím hay không mà OBA sẽ có phản ứng hay không.
Các tiêu chuẩn màu trước đây, quy định rằng nguồn sáng D50 tiêu chuẩn, đảm bảo tính nhất quán khi xem, nhưng trên thực tế, OBA có thể làm lệch màu đo được một cách đáng kể. Để đảm bảo tính nhất quán, các tiêu chuẩn mới giải quyết các vấn đề của OBA đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (Organization for Standardization – ISO) xác định để hoạt động với các công nghệ đo lường hiện đại. Những công nghệ mới này cho phép sử dụng các nguồn sáng có UV và không có UV như một phần của phép đo hoặc kết hợp cả hai.
Công nghệ mới và tiêu chuẩn mới
Các nguồn chiếu sáng mới — bao gồm đèn LED phát tia cực tím — có thể được tích hợp vào các dụng cụ đo màu để giúp phép đo chính xác và nhất quán. Để đảm bảo tính nhất quán, một loạt các điều kiện đo lường mới đã được xác định như một phần của ISO 13655 -2009: Phép đo quang phổ và tính toán màu cho hình ảnh. Chúng được gọi là sê-ri “M” vì chúng được đánh số M0, M1, M2 và M3.
Hình 1: Ngồn sáng của các chế độ đo M0,M1,M2,M3
Đồ thị trên thể hiện lý do cần chọn chuẩn đo lường. Giấy có OBA có thể được đo theo nhiều cách, cho các kết quả khác nhau, ngay cả với các kết hợp mực và giấy giống nhau. Trừ khi có một phương pháp cụ thể có thể khớp các kết quả ở nhiều nơi, kết quả khác biệt giữa các phương pháp sẽ không được chấp nhận. Vì việc sử dụng tiêu chuẩn xác định nào trở nên cần thiết, vừa để nâng cao chất lượng khớp màu tại bất kỳ vị trí nào, vừa để nâng cao tính nhất quán giữa nhiều khu vực. Thiết thực hơn chúng ta cần hiểu rõ yêu cầu của các điều kiện đo M này.
Bốn điều kiện đo tiêu chuẩn đáp ứng các nhu cầu khác nhau
Tài liệu ISO được tham chiếu trước đó (ISO 13655-2009) xác định bốn điều kiện, được đánh số từ 0 đến 3. Chúng được dùng trong các điều kiện cụ thể (hoặc không có điều kiện) và trong các môi trường cụ thể.
M0: Phổ biến và hầu hết thế giới vẫn đang sử dụng
Cho đến trước khi các tiêu chuẩn M được ban hành, hầu hết tất cả các thiết bị đo màu đều sử dụng nguồn sáng từ bóng đèn khí vonfram, được thiết kế để phù hợp với tiêu chuẩn nhiệt độ màu Illuminant A, được xác định bởi cơ quan tiêu chuẩn CIE (Commission Internationale de l’Eclairage /International Commission on Illumination). M0, như một tiêu chuẩn mang tính di sản, được giữ lại trong các điều kiện đo để đảm bảo tính nhất quán của ngành In.
Trong M0, tiêu chuẩn xác định rằng:
- Các thiết bị sử dụng để tạo nguồn sáng phải đạt tiêu chuẩn trước đó, được thiết kế để cung cấp ánh sáng phù hợp với nguồn sáng tiêu chuẩn CIE A, trong phạm vi dung sai chặt chẽ, đối với nhiệt độ màu là 2856 K + 100 K.
- Các phép đo có thể được thực hiện với bất kỳ máy đo quang phổ nào, cũ hay mới, kể cả những máy chỉ đo ở một góc. Phép đo một góc có thể mang lại các kết quả khác nhau từ cùng một mẫu, tùy thuộc vào cách xoay mẫu so với thiết bị đo.
- Nếu phải thay đổi nhiều vị trí, không nên thực hiện phép đo với M0 khi có sẵn dụng cụ M1. Tuy nhiên, nếu tất cả các nơi đều đang sử dụng phép đo M0 với cùng một thiết bị — được bảo dưỡng đúng cách — và có đủ dữ liệu để kiểm soát quy trình nhằm mang lại kết quả nhất quán, thì tiêu chuẩn cho biết M0 có thể được sử dụng.
Đáng tiếc, tiêu chuẩn ISO 13655, không chỉ định lượng UV mà nguồn sáng phải hoặc không được phát ra khi sử dụng điều kiện đo M0; điểm bắt đầu của phổ cực tím sẽ khác nhau tùy theo nhà sản xuất thiết bị đo. Ngoài ra, đầu ra UV của nguồn sáng trong một thiết bị cụ thể có thể thay đổi theo thời gian, nhưng vì M0 không chỉ định UV cụ thể nên thiết bị sẽ vẫn nằm trong các thông số kỹ thuật.
Đây là nguồn sáng duy nhất mà các thiết bị trước đó được sử dụng và các thiết bị kế thừa trên toàn thế giới vẫn đang được sử dụng để đo màu mỗi ngày với Illuminant A. Các thiết bị đo mới giữ lại tùy chọn chiếu sáng này, đồng thời cung cấp các tùy chọn khác để đáp ứng một số hoặc tất cả các tiêu chuẩn M khác.
Ai nên sử dụng M0 và tại sao?
- Bất kỳ ai đạt được kết quả tốt và làm hài lòng khách hàng bằng các công cụ hiện tại (đang sử dụng M0), đều có thể tiếp tục sử dụng, nếu điều này đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Thợ in chỉ có máy đo theo chuẩn M0, không có lựa chọn nào khác. Trong khi đó, các công cụ hiện có nên được kiểm tra và hiệu chỉnh lại thường xuyên.
- Khi chỉ in trên giấy không có chất làm sáng (OBA), bằng mực không có chất làm sáng, có thể tiếp tục làm việc với M0. Không có chất làm sáng, không có vấn đề.
- Các bóng đèn mới phải được lọc để không có tia cực tím, không có bất kỳ chất tăng sáng và tất cả những người có quyền phê duyệt proof phải xem proof trong cùng một điều kiện ánh sáng không có tia cực tím. Phụ kiện lọc có sẵn từ các nhà sản xuất ánh sáng khác nhau để phù hợp với các sản phẩm cụ thể của họ.
Nhược điểm của việc sử dụng M0
- Lượng tia cực tím của máy đo màu phát ra có thể khác nhau với các hãng khác nhau, đưa đến các kết quả khác nhau, khi đo với loại giấy có OBA. Điều này làm cho việc đảm bảo tính nhất quán trở nên khó khăn hơn.
- Việc khớp số liệu đo từ nhiều địa điểm thường khó khăn hơn, đây là một thách thức đối với việc duy trì màu sắc và tính toàn vẹn của thương hiệu.
- M0 không tính đến sự hiện diện của chất làm sáng giấy. Không phù hợp để đo màu và làm hồ sơ màu
- Một sản phẩm thực hiện trong điều kiện ánh sáng loại bỏ tia cực tím xemga6y sự khác biệt lớn khi nhìn trong các nguồn ánh sáng khác. Tuy nhiên, ánh sáng phù hợp với các thành phần UV sẽ không phù hợp trong một số môi trường ánh sáng khác, chẳng hạn như phòng hội nghị được thắp sáng bằng đèn halogen.
M1: Được khuyến khích sử dụng trên toàn cầu
Cần phải có một cách chắc chắn, một con mắt kiên định và một cái đầu tỉnh táo để thực hiện quy trình làm việc của M1. Nó được phát triển để trở thành một cách đo màu chính xác hơn, cụ thể là để giải quyết sự hiện diện của bức xạ UV trong quy trình in. M1 cố gắng giải quyết các vấn đề về bản in thử và tờ in không khớp, hoặc những phát sinh ở đầu ra cuối cùng do việc không quản lý các nguồn ánh sáng cực tím và chất làm sáng quang học trong giấy và mực.
M1, được thiết kế trong máy đo theo hai dạng
M1 (Phần 1): chỉ định rằng nguồn sáng phát ra trong các thiết bị đo, phải phù hợp với nguồn sáng D50 theo một dung sai chặt chẽ. Nguồn sáng này có thành phần UV được xác định rõ ràng mà thiết bị đo phải cung cấp. Do sự phù hợp chặt chẽ này với D50, các thiết bị này có thể được sử dụng để đo huỳnh quang từ chất làm sáng trong mực, giấy hoặc cả hai.
M1 (Phần 2): chỉ định rằng nó được thiết kế để xử lý huỳnh quang trong giấy, chứ không phải trong mực hoặc bột mực. Lý do loại trừ này liên quan đến sự phức tạp của việc thiết kế một thiết bị cầm tay có nguồn sáng D50 thực sự. Thay vào đó, các nhà sản xuất sử dụng các phương pháp tính toán phản ứng OBA càng chặt chẽ càng tốt. Điểm quan trọng là nó chỉ dành cho giấy — và nhiều nhà sản xuất liệt kê thiết bị của họ là M1, nhưng ý họ chỉ là M1, Phần 2.
Điều rất quan trọng cần lưu ý là một công cụ đo được liệt kê đơn giản là cung cấp M1 có thể cung cấp hoặc không cung cấp Phần 1, vì vậy nếu cần đo huỳnh quang trong mực hoặc mực in, hãy làm rõ khả năng của một thiết bị cụ thể với nhà sản xuất trước khi mua.
Vui lòng đăng nhập để xem chi tiết và tham gia bình luận</strong><strong>. Xin cám ơn</strong><strong> , Đăng nhập
Primavn thành viên của Printing United Alliance