QUẢN TRỊ MÀU TRONG IN ẤN – DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ MÀU SẮC TRONG QUÁ TRÌNH IN SẢN LƯỢNG
Nguyễn Thái Dũng – Học viện Print Media Việt Nam
Phần 1: QUẢN TRỊ MÀU TRONG IN ẤN – PCM (PRINT COLOR MANAGEMENT)
Nhắc lại 3 mục tiêu của quản trị màu trong in ấn là :
- Tái tạo chính xác màu sắc (Accuracy)
- Ổn định trong một lượt in, giữa các đợt in, các máy khác nhau (Consistency)
- Dự đoán được kết quả (Predictable)
Trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu mục tiêu “Dự đoán được kết quả-Predictable” của một hệ thống PCM quản trị màu trong in ấn. Nói một cách đơn giản là chúng ta muốn biết trước màu sắc chúng ta design/ thiết kế trông ra sao trước khi in thật. Đặt vấn đề như vậy nó sẽ liên quan đến toàn bộ các quá trình trước in – Prepress , nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra :
- Màu sắc trên màn hình có chính xác với màu tôi có khi in trên một loại giấy cụ thể.
- So màu giữa tờ in và mẫu màu trong điều kiện ánh sáng nào là đúng
- Màu trên tờ in thử có giống màu khi in thật
WYSIWYG – What You See Is What You Get – “Những gì bạn đang thấy là những gì bạn sẽ nhận được” là một cách nói dễ hiểu mục tiêu “Dự đoán kết quả” của một hệ thống PCM. Để đạt được điều này cần có một nhận thức chung về các khái niệm.
Như thế nào là giống đối với màu sắc? Màu sắc được coi là giống nhau khi có Delta E nhỏ hơn giá trị quy định. Đại lượng Delta E được sử dụng để đo lường sự sai biệt màu sắc. Khi so sánh màu sắc một cách cảm quan thì điều kiện chiếu sáng cũng phải quy chuẩn .
Có N thiết bị tham gia vào quá trình tái tạo màu sắc màn hình, máy ảnh, máy in, vv hoàn toàn không khả thi nếu cân chỉnh khả năng hiển thị, chuyển đổi hay giả lập màu sắc của thiết bị A theo thiết bị B Khi đó sẽ có N mũ 2 lần cân chỉnh. Cách giải quyết vấn đề nằm trong kỹ thuật quản trị màu CMS theo Icc (ICC color management).
Tất cả phải theo một chuẩn thống nhất sẽ giải quyết những đòi hỏi hay tranh cãi thông thường trong in ấn một cách triệt để. Chúng ta hãy lấy một vài ví dụ cụ thể.
In thử giống in thật hay in thật giống mẫu ?
Câu trả lời là in thử đạt chuẩn – có kiểm tra verified, In thật đạt chuẩn có kiểm tra đạt bằng các phần mềm kiểm soát chất lượng in. Khi tiêu chuẩn đó là một thì chắc chắn có color match, tương đồng màu sắc giữa in thử và in thật. Khách hàng đưa đến tờ in thử nếu nó được dán nhãn verified thì điều đó có nghĩa là chúng ta có thể in có màu sắc tương đồng theo tiêu chuẩn mà tờ in thử đã được kiểm tra. Trường hợp khác là từ các file khách hàng chúng ta có thể in tờ in thử đạt chuẩn (Contract Proof) và máy in bảo đảm in đúng theo chuẩn đó trong sai số cho phép. Theo logic này chúng ta có thể trình khách hàng tờ in thử có verified vd theo chuẩn Gracol2013 và ràng buộc sau này trên máy in offset cũng in đạt chuẩn Gracol2013. Những lập luận kiểu cũng giống 70-80% từ người vận hành là không chấp nhận được trong hệ thống này. Thứ nhất chỉ có khái niệm giá trị đo nằm trong khoảng sai số cho phép hay không thôi, không có các khái niệm cảm tính gần giống, giống nhưng mà etc.
Điều khác biệt của ISO/PASS 15339 đang thay thế ISO 12647 nằm ở điểm thay vì phải in có kiểm soát 13 giá trị cơ bản của ISO 12647 thì nay ISO/PASS đòi hỏi phải match 1617 giá trị màu sắc khác nhau được định nghĩa trong các tập giá trị tham chiếu từ CRPC 1- CRPC 7. Xây dựng hệ thống PCM theo nguyên tắc như hình 1 là chúng ta đang thực hiện chuẩn hóa quá trình in theo ISO/PASS 15339. Như vậy câu hỏi đầu tư máy in thử nào giống in offset sẽ trở thành đầu tư máy in thử nào có khả năng tái tạo lại toàn bộ các CRPC từ 1 đến 7 . Khi đó máy in thử có khả năng giả lập được kết quả in trên các máy in offset với điều kiện máy in đó cũng in được sản phẩm có kết quả đo đạc nằm trong tiêu chuẩn.
CRPC từ 1-7 mô tả không gian màu thành bảy nhóm đặc trưng theo chủng loại vật liệu in mà không phụ thuộc vào phương pháp in. Điều này có nghĩa nếu in đúng theo CRPC thì sản phẩm in ống đồng hay flexo hay offset cũng phải có màu sắc giống nhau. Thực tế còn có các trường hợp vật liệu in không nằm trong khoảng các vật liệu tiêu chuẩn. Vật liệu trong suốt có lót trắng, tráng phủ, ghép màng tất cả đều ảnh hưởng tới việc tái tạo màu sắc thì trường hợp này phải áp dụng SCCA để dự đoán được màu sắc theo CRPC sẽ ra sao trong điều kiện màu sắc chịu ảnh hưởng của màu vật liệu. Ở đây không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật mà chỉ đề cập việc xây dựng một hệ thống PCM có khả năng dự đoán được màu sắc trong các trường hợp vật liệu in không tiêu chuẩn.
Màu pha in như thế nào là đúng ?
Hãy bắt đầu từ việc chọn màu Pantone trong các chương trình thiết kế đồ họa nó có hiển thị đúng không trên màn hình. Màn hình của tôi hiển thị khác với màn hình máy bên cạnh , khác với của khách hàng. Tại sao phải chọn Apple mà không phải là PC … Tất cả các vấn đề này được giải quyết thông qua việc cân chỉnh màn hình về một chuẩn thống nhất (xem hình 3) khi đó màn hình có các tiêu chí độ sáng D50, độ tương phản, các kênh màu RGB vv theo đúng các tiêu chuẩn sử dụng trong ngành đồ họa ISO 12646. Việc này thật ra thực hiện rất dễ và với các công cụ phổ thông hầu như nhà in nào cũng có , đó là máy đo i1Pro + i1Profiler hoặc basICColor Display 5. Việc thực hiện không quá 30 phút một màn hình cả MAC lẫn PC.
Chuẩn hóa màn hình xong còn một yếu tố nữa là khả năng hiển thị màu sắc khác nhau giữa các phần mềm và phần mềm giữa các máy khác nhau. Cách giải quyết là cài đặt các phần mềm ứng dụng cùng phiên bản, cùng một Color setting giống nhau. Thực hiện điều này cho tất cá các phần mềm từ Corel cho tới AI hay Acrobat. Đó là điều kiện cần để việc hiển thị màn hình đồng nhất , nếu màn hình calibrate tốt thì màu sắc trên màn hình trung thực với tiêu chuẩn in được cài đặt trong color setting.
Quay lại việc in màu pantone. Hiển thị màu Pantone trên màn hình cho ta biết màu sắc đó ra sao theo Pantone nhưng mục đích của chúng ta là dự đoán được màu pha đó ra sao trong điều kiện in thật . Một phần mềm như Pantone Manager cho phép chúng ta biết màu nào out of gamut của màn hình hay các phần mềm như EFI Color proof hay GMG có chức năng quản lý in màu spot cho chúng ta biết khả năng in chính xác màu pantone là bao nhiêu DeltaE khi in đúng chuẩn cài đặt. Xem hình 4
Tóm lại là việc dự đoán màu sắc trong một hệ thống PCM tập trung vào việc chuẩn hóa không gian màu của từng thiết bị bằng các công cụ và phương pháp của ICC color management với tiêu chuẩn ISO/PASS 15339 .
Xem hình 5 Color gamut của một máy in inkjet bình thường có thể chứa gọn không gian màu CRPC 6 – Điều này có nghĩa là máy in này có thể giả lập được các kết quả in theo chuẩn Gracol2013-CRPC6 trên máy in Offset – Mục tiêu của hệ thống “Dự đoán màu sắc/Predictable)