QUẢN TRỊ MÀU TRONG IN ẤN – PHẦN 3
Nguyễn Thái Dũng – Học viện PrintMedia Việt Nam
Quản trị màu trong in ấn – Tái tạo chính xác màu sắc
Bản thân khái niệm – “Tái tạo màu chính xác” cần được thống nhất cách hiểu nếu không toàn bộ hệ thống quản trị màu sẽ sụp đổ và không thể thực hiện được.
- Chính xác là chính xác theo cái gì ? theo mắt nhìn hay theo số, nếu là số thì là số nào ? Có cách để kiểm tra, kiểm soát giá trị này khách quan hay không ? Câu trả lời là chính xác theo deltaE , giá trị deltaE trong bộ tiêu chuấn được lựa chọn. Thiết bị đo được sử dụng trong toàn bộ các công đoạn để đánh giá, điều chỉnh, kiểm soát các thông số trong quá trình sản xuất. Đạt khi deltaE nằm trong khoảng sai số cho phép, không đạt khi giá trị này nằm ngoài sai số cho phép.
- Tái tạo – In là một quá trình nhân bản từ một mẫu, để kiểm soát chất lượng thì bản thân mẫu cũng phải được số hóa để so sánh, kiểm tra các tiêu chí chất lượng của các bản copies. Nói một cách dễ hiểu thì cần in màu pha bất kỳ khách hàng mang mẫu đã in rồi đến chúng ta cần biết giá trị Lab của màu cụ thể đó là bao nhiêu và sai số màu cho phép DeltaE. Tóm lại là cần số hóa yêu cầu về màu sắc của mẫu trước khi tiến hành tái tạo.
Tái tạo chính xác màu sắc đóng vai trò quyết định ở một vài công đoạn cụ thể của quá trình sản xuất in:
- Cân chỉnh, thiết lập thông số cho máy in thử tái tạo chính xác màu sắc theo chuẩn công bố
- Quá trình canh bài trên máy in offset để tờ in đạt chuẩn.
- Pha mực màu pha đạt sai số cho phép trong quá trình in.
Sự tái tạo chính xác màu sắc của máy in thử phụ thuộc vào quá trình cân chỉnh và thiết lập thông số chuyển đổi không gian màu của RIP. Mỗi hệ thống đặc thù đều khác biệt nhưng mục đích cụ thể của quá trình cân chỉnh là hệ thống phải tái tạo được 1617 ( lấy theo TC1617) giá trị màu sắc khác nhau với deltaE nằm trong khoảng sai số cho phép. Một VD hoàn hảo cho sự tái tạo màu sắc chính xác là chúng ta calibrate, thiết lập thông số của RIP, tạo icc vv để hệ thống đạt chứng nhận Color space của G7. Việc tái tạo chính xác màu sắc này sẽ được kiểm soát trong quá trình sản xuất qua việc verify các tờ in thử thực tế. Nếu verified đạt có nghĩa là sản phẩm tái tạo màu chính xác đạt chuẩn và có thể làm mẫu cho các công đoạn sau.
Canh bài trên máy in offset về bản chất là chúng ta đang thực hiện việc tái tạo màu sắc đạt tiêu chí cụ thể. Từ post trước chúng ta đã thống nhất sản phẩm in cũng phải đạt chuẩn vì vậy mục tiêu của việc canh bài là nhanh nhất tờ in có thể đạt các thông số mục tiêu. Trong post đầu tiên chúng ta đã thấy việc canh bài với mực in Kingswood. 50 tờ đầu tiên kiểm tra đạt 87 % , 50 tờ tiếp theo đạt 96% với PressSign so với chuẩn Gracol2013.
Ở đây có một số việc cần lưu ý:
- Thực hiện việc canh bài đạt chuẩn như thế nào là hiệu quả : Mục tiêu cuối cùng là chỉ dừng máy 1 lần khi canh bài và kết quả đạt chuẩn mong muốn. Mục tiêu này không phải lúc nào cũng đạt được mà phụ thuộc vào tình trạng máy in, chất lượng của việc cân chỉnh máy, độ chính xác của file CIP3 khi tạo profile mực.. Tất cả đều khả thi và đã được chứng minh trong thực tế . Vấn đề chỉ là chúng ta có đặt mực tiêu như vậy hay không và có quyết tâm thực hiện hay không.
- Đạt chuẩn nhưng trong những điều kiện nào và ai là người thực hiện. Theo thứ tự nó là những công việc sau :
-
- In đúng màu tông nguyên SID , màu chồng thứ cấp RGB ( DeltaE đạt chuẩn) đây là công việc của thợ in, người trực tiếp vận hành máy. Về bản chất là họ tìm độ dày lớp mực tối ưu để màu sắc của các màu tông nguyên CMYK nằm trong khoảng sai số. Độ dày lớp mực thể hiện qua SID – Solid Ink Density -> Dùng các phần mềm hỗ trợ như PressSign hay chức năng best match/ Ink check của thiết bị đo chúng ta luôn xác định được SID tối ưu trong các điều kiện giấy mực in khác nhau. Nói một cách đơn giản hóa thì việc của thợ in chỉ là giữ mật độ quang học tối ưu của tông nguyên trong suốt quá trình in.
-
- Tăng tần thứ TVI. Việc bù trừ tăng tầng thứ được thực hiện trong công đoạn xuất kẽm với điều kiện SID đã đạt và ổn định. Việc hiểu đúng TVI là gì và ảnh hưởng của nó đến việc tái tạo màu sắc cần có một khóa lý thuyết màu trong in ấn. Ở đây chúng ta chỉ cần biết TVI là một thông số phải đạt nếu nói tờ in đạt chuẩn và nơi thực hiện là chế bản dự trên phản hồi của in.
- Cần bằng xám. Là một chủ đề gây tranh cãi không phải cân bằng xám tốt hay xấu là cân bằng xám được định nghĩa khác nhau như thế nào trong các tiêu chuẩn khác nhau cũng như phương pháp để đạt được cân bằng xám. Đạt cân bằng xám bằng phương pháp sử dụng NDPC ( G7), TVI (ISO12647), ICC (Heidelberg), 4CX ( PressSign)…. Là lựa chọn của bạn tùy theo cái nào tiện nhất . Tóm lại tờ in đạt tiêu chí tái tạo màu chính xác là tờ in đạt màu tông nguyên (SID), màu chồng, TVI, Cân bằng xám trong khoảng sai số cho phép.
-
- In màu pha là một ví dụ rõ nhất để chúng ta hiểu khái niệm tái tạo màu chính xác trong một hộ thống PCM quản trị màu trong in ấn.
-
- Màu mà chúng ta phải tái tạo có thể đến từ nhiều nguồn: Tờ mẫu màu – cần phải số hóa nó có giá trị Lab là bao nhiêu, tên màu Pantone – Tìm được thông số màu theo Pantone, Khách hàng đưa file cxf – nhập cxf vào hệ thống
- Pha màu như thế nào là đúng ? Chính ở điểm này thể hiện rõ nét nhất những lập luận dẫn đến thất bại của một hệ thống PCM . Pha mực -in thử- khách hàng duyệt, ký mẫu – in theo mẫu khách hàng duyệt. So mẫu in với mẫu màu của khách – duyệt , ký mẫu – thậm chí còn 3 tông đậm- vừa- nhạt. Rồi sao nữa in lần này đầu lượt chạy- giữa lượt chạy – cuối đợt chạy, In đợt này so với đợt khác, thay đổi nhà cung cấp giấy, tờ mẫu cũ đi vvv . Kết quả là chỉ cần giữa hai đợt in thôi chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được sự khác biệt. Chính vì vậy việc khách hàng duyệt mẫu là điều không có gì để phản đối nhưng cái cần làm là số hóa cái mẫu màu của khách , xác định được sai số cho phép DeltaE của cái mẫu đó. Pha mực, in màu pha tất cả được đánh giá chính xác hay không dựa trên đo đạc và thông số DeltaE. Thông số DeltaE không phải là một thông số cố định kiểu DeltaE <2 là giống, 3 là chấp nhận được. Chấp nhận được hay không phụ thuộc vào khách hàng có người 2 họ chấp nhận, có người phải <1. Cái nào cũng được và việc của chúng ta là in cái màu đó với deltaE quy định bởi khách hàng. Khi đó các lý do kiểu giấy khác nhau, màu gốc khác nhau, máy in khác nhau nó là những yếu tố kỹ thuật phải giải quyết để đạt deltaE mong muốn chứ không phải lý do để biện hộ không đạt deltaE.
-
Sự tái tạo chính xác màu sắc trong in ấn chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta thực hiện theo nguyên tắc in theo số – print to the number. Bất kỳ điều gì đánh giá đúng sai không dựa theo số đều đi ngược lại nguyên tắc của quản trị màu và dẫn đến thất bại. Trong thực tiễn phong phú của kinh doanh sản xuất in với rất nhiều yêu cầu khác nhau, khách hàng khác nhau thì câu hỏi khi khách hàng không có yêu cầu số thì chúng ta phải làm sao? Câu trả lời là số hóa yêu cầu của khách hàng trước khi quản trị màu. Với trình độ trang thiết bị hiện nay của nhà in thì quản trị màu với mục tiêu tái tạo màu sắc chính xác là một mục tiêu dễ thực hiện. Khó khăn nằm ở quan niệm, hiểu đúng quản trị màu, in ấn theo số và ứng dụng nó vào thực tế quản trị cả quá trình sản xuất.