Trong năm qua, các số liệu từ toàn bộ chuỗi giá trị đã lập luận rằng, vai trò của ngành bao bì trong xã hội chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này, và điều này càng rõ ràng hơn trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.
Khi mối quan tâm của người tiêu dùng, về sức khỏe cá nhân ngày càng tăng do đại dịch, ngành công nghiệp in đã điều chỉnh và thay đổi về bao bì và đóng gói, để đáp ứng những kỳ vọng làm thế nào giúp người tiêu dùng an toàn hơn. Prima.vn mời các bạn cùng xem xét một số đổi mới và phát triển chính trong lĩnh vực này.
Nước sát khuẩn tay
Nước rửa tay hiện đã trở thành một sản phẩm phổ biến trong túi xách, và trên các kệ hàng trên toàn thế giới, nhiệm vụ phân phối nước rửa tay một cách an toàn và hiệu quả đã được hỗ trợ rất lớn từ ngành công nghiệp in.
INEOS, nhà sản xuất etanol tổng hợp có độ tinh khiết cao, lớn nhất thế giới, đã tung ra một loạt thiết bị phân phối chất khử trùng không chạm, cho gia đình và nơi làm việc từ tháng 12/2020. Các tính năng của sản phẩm mới này bao gồm, dung dịch vệ sinh pha chế không gây dị ứng, thiết lập liều lượng phun thay đổi, pin lithium-ion có thể sạc lại, đèn báo thời lượng pin thấp và cảnh báo sắp hết dung dịch.
Ngoài ra, lưu ý đến sự tiếp xúc của con người, Lifestyle Packaging đã giới thiệu Snappd – một loại bao bì sử dụng một lần, cung cấp một liều gel khử trùng tay khi được bẻ cong bằng một tay. Sản phẩm hiện có ba công thức vật liệu khác nhau – nhựa tự phân hủy, nhựa sinh học và sử dụng từ vật liệu tái chế.
Trong khi đó, những công ty lâu đời trong ngành như Smurfit Kappa, đã nhanh chóng điều chỉnh các thiết kế hiện có, nhằm đáp ứng với thực tế mới này. Các loại túi đựng hộp, trước đây được sử dụng để phân phối đồ uống có cồn đóng hộp, đã được mở rộng để bây giờ có thể phân phối chất khử trùng. Sản phẩm phù hợp cho cả người tiêu dùng cuối cùng và cũng như một giải pháp bán lẻ.
Hệ thống phun nước rửa tay không chạm
Nhãn hàng
Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng các công ty sản xuất nhãn cũng đặc biệt bận rộn vào thời điểm này. Torsten Scheermann, phó chủ tịch toàn cầu của All4Labels đã nói: “Nói chung, vì thuốc khử trùng bán hết nhanh, nên cần có nhãn nhanh để cung cấp, đồng thời tình hình nguyên liệu thô cũng vô cùng khó khăn do nguồn cung hạn chế.
“Vì thuốc khử trùng không thể bán được nếu không có nhãn, do các quy định, ngành công nghiệp nhãn đã góp phần đáp ứng cho nhu cầu rất cao đó. Bằng cách ưu tiên nhãn cho các nhà sản xuất chất khử trùng, thông qua việc lập kế hoạch kỹ lưỡng, quản lý chuỗi cung ứng để có thể cung cấp thời gian với thời gian nhanh nhất”.
Ngoài cân nhắc về năng lực và nhu cầu, một vấn đề khác mà ngành công nghiệp in nhãn hiện đang đối mặt là bảo vệ người tiêu dùng chống hàng giả. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, EUROPOL và EUPIO đã báo cáo về sự gia tăng đáng lo ngại đối với các trường hợp làm giả dược phẩm – một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Thật vậy, một số nhà sản xuất nhãn đã thấy lượng yêu cầu bảo vệ thương hiệu và các giải pháp theo dõi và truy tìm tăng lên đến 20% kể từ khi sự bùng phát của virus coronavirus.
Bảo vệ khi đóng gói
Không có gì đáng ngạc nhiên, sự lây lan của coronavirus cũng dẫn đến sự gia tăng mối quan tâm đến sức khỏe cá nhân và hạnh phúc theo một nghĩa chung hơn. Do đó, một số sản phẩm đã được tung ra nhằm giải quyết vấn đề này.
InvisiShield từ Aptar là một giải pháp chống mầm bệnh khi đóng gói, được tích hợp vào các bao bì kín để bảo vệ sản phẩm tươi sống khỏi các mầm bệnh có hại như vi khuẩn, nấm và vi rút. Nó được kích hoạt bên trong các gói đã được niêm phong của sản phẩm, để giải phóng một lượng tác nhân chống mầm bệnh, theo công thức đặc biệt, mà người tiêu dùng không thể phát hiện, và sẽ biến mất trong vòng 24-48 giờ sau khi kích hoạt.
Về bề mặt bao bì, hơn một nửa (57%) người tiêu dùng nói rằng họ rửa tay kỹ sau khi chạm vào các sản phẩm từ mua hàng trực tuyến, trong khi 30% vứt bỏ bao bì. Một lớp phủ mới từ DS Smith và Touchguard tạo ra một lớp hoàn thiện bề mặt chống vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và một số loại vi rút.
Tái sử dụng
Các loại bao bì có thể tái sử dụng, đã được phát triển trong vài năm qua, chính là giải pháp khả thi ổn định nhất cho vấn đề bền vững của bao bì.
Tuy nhiên, trong những tuần và tháng đầu của đại dịch, câu chuyện về coronavirus lây nhiễm qua bề mặt bao bì đã xuất hiện, điều này đặt ra câu hỏi về sự an toàn của bao bì có thể tái sử dụng. Một số thương hiệu, như Starbucks đã cấm bao bì tái sử dụng trong chuỗi cửa hàng của họ một thời gian.
Giờ đây, thế giới đã hiểu rõ hơn về tác động của đại dịch, các cơ quan như WHO và FDA đã kết luận rằng khả năng lây truyền qua các bề mặt ở mức độ thấp, đặc biệt với tác các quy trình làm sạch và khử trùng nghiêm ngặt hiện có của các hệ thống tái sử dụng.
Dựa trên những nghiên cứu này, các nhà bán lẻ và thương hiệu chủ chốt hiện nay đang áp dụng các hệ thống có thể tái sử dụng một cách linh hoạt hơn so với trước đây. Vào năm 2020, nhà bán lẻ Marks and Spencer của Anh đã mở rộng khái niệm nạp đầy hàng hóa của mình đến nhiều cửa hàng hơn, Carrefour trở thành nhà bán lẻ đầu tiên cung cấp hệ thống tái sử dụng khép kín tại cửa hàng. Trong khi đó, P&G Beauty đã công bố ra mắt hệ thống đóng chai có thể nạp lại đầu tiên trên quy mô lớn, và Unilever đang thử nghiệm hệ thống tái sử dụng và nạp lại lớn nhất ở Châu Âu.
Hệ thống tái sử dụng khép kín tại Carrefour
Tham khảo: