Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » Chủ đề » THIẾT KẾ – CHẾ BẢN » Màu sắc » TUYỆT CHIÊU PHỐI MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ (P2)

TUYỆT CHIÊU PHỐI MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ (P2)

  • Người viết
    Bài viết
    • #8189
      HilaryNG
      Quản lý
      • Bài viết : 216
      • Phản hồi : 25
      • Tổng : 241
      • Đại học
      • ☆☆☆☆

      TUYỆT CHIÊU PHỐI MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ (P2)

      Trong series giới thiệu về “Tuyệt chiêu phối màu trong thiết kế bao bì ấn tượng (P1)”, chúng tôi đã giới thiệu với quý vị đọc giả về ba cách phối màu cơ bản thường thấy đó là:

      • Cách phối màu đơn sắc
      • Cách phối màu tương đồng
      • Cách phối màu bổ túc trực tiếp.

      Trong bài viết “Tuyệt chiêu phối màu trong thiết kế bao bì ấn tượng (P2)”, bài viết sẽ giới thiệu với các bạn về các cách phối màu khác, trong đó có cách phối màu bổ túc bộ ba, cách phối màu bổ túc xen kẽ và phối màu bổ túc bộ bốn trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy và các ấn phẩm khác.

      Cach-phoi-mau

      1. Cách phối màu bổ túc bộ ba (Triadic) trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy

      Cách phối màu bổ túc bộ ba được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác đều. Với cách phối màu bổ túc bộ ba, vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bảng màu nên các gam màu này kết hợp và bổ sung cho nhau tạo nên một sự cân bằng cho thiết kế bao bì, hộp giấy.

      Tuy nhiên, chính vì sự cân bằng trong việc kết hợp màu theo phương thức phối màu bổ túc bộ ba, tuy có đến ba màu được sử dụng nhưng thỉnh thoảng nhà thiết kế và người tiêu dùng sẽ thấy phương thức phối màu này khá đơn điệu và không sáng sáng tạo.

      Trong tất cả các phương thức phối màu trong thiết kế bao bì, hộp giấy, phương thức phối màu bổ túc bộ ba được xem như là cách phối màu an toàn nhất trong các cách phối màu.

      Nhược điểm của cách phối màu này chính là vấn đề về việc tạo điểm nhấn trong thiết bao bì giấy, hộp giấy. Tuy vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích cách phối màu này vì chúng thường giúp cho các ấn phẩm bao bì được tiếp nhận nhanh chóng và có nhiều phản hồi tốt từ người khách hàng bởi vì sự hài hoà và cân bằng của các màu được sử dụng.

      2. Cách phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy

      Một trong số những cách phối màu sáng tạo nhất chính là phối màu theo phương thức bổ túc xen kẽ. Phương thức phối màu bổ túc xen kẽ được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bảng màu và tạo nên một hình tam giác cân. Đôi khi, nhà thiết kế bao bì giấy, hộp giấy còn sử dụng thêm một màu thứ tư, màu này thường đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân.

      Phương thức phối màu bổ túc xen kẽ tạo nên sự linh hoạt trong việc chọn màu và phối màu nên thường mở ra cho các nhà thiết kế rất nhiều cơ hội khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho thiết kế bao bì, hộp giấy.

      Hiện nay, có rất nhiều nhà thiết kế bao bì, sản phẩm chuộng phối màu theo phương thức này. Thông thường, các nhà thiết kế sử dụng màu đen và trắng làm màu chủ đạo, tô điểm bằng các màu thứ ba bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Cách phối màu bổ túc xen kẽ tương đối đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để thử thách bản thân cũng như muốn mẫu thiết kế bao bì giấy, hộp giấy trở nên bắt mắt và độc đáo hơn, nhà thiết kế thường sử dụng những gam màu chủ đạo là vàng, đỏ, lam… để có sự thăng hoa trong mẫu thiết kế.

      Để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đến người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì phương thức phối màu bổ túc xen kẽ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho thiết kế bao bì giấy, hộp giấy của bạn.

      3. Cách phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic) trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy

      Trong tất cả các cách phối màu trong thiết kế bao bì sản phẩm, phối màu bổ túc bộ bốn là cách phối màu phức tạp nhất. Tuy nhiên, nếu nhà thiết kế chịu bỏ thời gian và công sức để chọn lựa màu sắc kỹ càng, cách phối màu này sẽ như một phần thưởng khi nó sẽ mang đến cho thiết kế bao bì giấy, hộp giấy của bạn sự hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế ngày nay.

      Phương thức phối màu bổ túc bộ bốn được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Những sự đối nghịch cũng như bổ sung giữa hai cặp màu này chính là điểm then chốt và khác biệt đặc trưng của cách phối màu này.

      Bo-tuc-bo-bon

      Thoạt nhìn, các cặp màu trong phối màu bổ túc bộ bốn rất khó để có thể phối hợp và sử dụng chúng đúng cách, vì thế nhà thiết kế sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho thiết kế bao bì, hộp giấy của mình. Tuy nhiên, thành quả cho sự nỗ lực này sẽ khiến cho nhà thiết kế và khách hàng ngạc nhiên bởi hiệu ứng mà nó mang lại.

      Để dễ dàng chọn màu theo phương thức phối màu bổ túc bộ bốn, nhà thiết kế nên đặc biệt chú ý cân bằng giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím). Đây là chìa khóa tạo nên sự khác biệt và thành quả của sự kết hợp màu sắc với phương thức này.

      Chọn màu gì? Phối màu ra sao? Đó là những câu hỏi mà nhà thiết kế bao bì giấy, hộp giấy phải tự mình trả lời. Thiết kế màu sắc mang tính thẩm mỹ cao thúc đẩy sự quan tâm, sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng. Việc phối màu ra sao để thiết kế của bạn chạm đến trái tim khách hàng chính là sứ mệnh của nhà thiết kế. Chính vì vậy, khâu thiết kế bao giờ cũng yêu cầu kỹ năng phối màu cũng như độ cảm màu chuẩn xác của nhà thiết kế.

      Nguyên tắc đặt ra trong việc thiết kế các mẫu in túi giấy, bao bì đẹp là lên ý tưởng và chọn lựa màu sắc thể hiện sáng tạo nhất có thể. Hãy luôn nhớ rằng: “Màu sắc chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”.

      Nguồn: boxes.vn

      Thanks!

      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 2 năm, 3 tháng trước bởi HilaryNG.
Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.