THE COMMITTEE FOR GRAPHIC ARTS TECHNOLOGIES STANDARDS (CGATS)
Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghệ Nghệ thuật Đồ họa (CGATS-The Committee for Graphic Arts Technologies Standards) được thành lập vào năm 1987 được ANSI công nhận vào năm 1989. Mục Tiêu của CGATS là Tiêu chuẩn hóa toàn bộ ngành in ấn, xuất bản và công nghệ chuyển đổi của Hoa Kỳ.
CGATS có các Tiêu chuẩn, đã được phê duyệt hoặc đang trong dự thảo, liên quan đến việc xếp pallet vật liệu in, đo lường, thuật ngữ, bản in, kiểm soát quá trình, truyền dữ liệu điện, quảng cáo, trao đổi dữ liệu kỹ thuật số, định nghĩa dữ liệu màu, quy trình thiết kế cho bao bì, mực và màu đặc tính cho bao bì. Từ năm 1994, CGATS sát nhập với Ủy ban IT8, quản lý việc xây dựng Tiêu chuẩn cho chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số và định nghĩa dữ liệu màu.
Các tiểu ban, Nhóm công tác và lực lượng chuyên trách của CGATS
Tiểu ban 3 (SC 3) – Đo lường và Kiểm soát quá trình (Subcommittee 3 – Metrology and Process Control). Phát triển các Tiêu chuẩn đo các đặc tính quang học (ví dụ, đo mật độ, đo màu, v.v.) của hình ảnh và Vật liệu cũng như các Tiêu chuẩn hỗ trợ việc áp dụng kiểm soát quá trình in (ví dụ, định nghĩa quy trình, đặc tính, phân tích, công cụ kiểm soát, v.v.). SC 3 cũng xem xét Tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế khác trong lĩnh vực đo mật độ, đo lường và kiểm soát quá trình có thể ảnh hưởng đến ngành In. SC 3 cũng hoạt động như nhóm cố vấn của Hoa kỳ trongISO TC 130.
Tiểu ban 6 Nhóm công tác 1 – PDF / X (Subcommittee 6 Working Group 1 – PDF/X). Phát triển Tiêu chuẩn được sử dụng cho việc trao đổi file định dạng Portable Document Format (PDF) của Adobe. Hợp tác với ISO TC 130 WG2TF2, và xuất bản hàng loạt Tiêu chuẩn ISO (ISO 15930).
Tiểu ban 6 Nhóm công tác 2 – Trao đổi dữ liệu biến đổi (Subcommittee 6 Working Group 2 – Variable Data Exchange). Phát triển Tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo và trao đổi tài liệu kết hợp cả thông tin dữ liệu cơ sở và dữ liệu biến đổi. Tiêu chuẩn xác định việc sử dụng nội dung từ các ứng dụng thiết kế hiện tại và thông tin biến đổi từ các ứng dụng cơ sở dữ liệu thông thường.
Tiểu ban 6 Nhóm công tác 3 – Diecutting Data (IT8.6) (Subcommittee 6 Working Group 3 – Diecutting Data (IT8.6)) – Trao đổi dữ liệu kỹ thuật số Prepress – Diecutting data (DDES3). Được ban hành lần đầu vào năm 1991, được sửa đổi vào năm 2002, gần nhất là năm 2017. Tiêu chuẩn này thiết lập định dạng dữ liệu trao đổi cho phép chuyển thông tin điều khiển số giữa các hệ thống bế và giữa hệ thống bế với hệ thống xử lý điện tử trước in.
Tiểu ban 9 Nhóm công tác 1 – Quy trình thiết kế điện tử cho bao bì (Subcommittee 9 Working Group 1 – Electronic Design Workflow for Packaging). Phát triển các Tiêu chuẩn của ngành bao gồm toàn bộ quy trình đóng gói. Từ khi xác định một quy trình sản xuất được phê duyệt. Mặc dù đưa ra các Tiêu chuẩn, thông số trong quy trình làm việc, nhưng nó cho phép thay đổi dựa trên nhu cầu cá nhân và được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc tạo ra các thủ tục quy trình làm việc cho các tổ chức hoặc sản phẩm cụ thể.
Tiểu ban 9 Nhóm công tác 2 – Đặc điểm mực in và màu sắc cho bao bì (Subcommittee 9 Working Group 2 – Ink and Color Characterization for Packaging). Tập trung vào việc phát triển một quy trình để mô tả đặc điểm của mực trong việc in bao bì. Bao gồm việc phát triển các Tiêu chuẩn về màu, cũng như các công cụ và hướng dẫn khác.
INTERNATIONAL COLOR CONSORTIUM® (ICC)
International Color Consortium (ICC) được thành lập vào năm 1993, với mục đích tạo ra, thúc đẩy và khuyến khích việc Tiêu chuẩn hóa và phát triển hệ thống quản lý màu đa nền tảng, trung lập với nhà cung cấp.
ISO TC 130 / JWG 7 – Quản lý màu
Hiệp hội Màu Quốc tế (ICC) đã thảo luận với ISO TC130 liên quan đến việc đưa các đặc điểm kỹ thuật của ICC trở thành một Tiêu chuẩn ISO. TC 130 và ICC thành lập nhóm làm việc chung JWG 7. Một thỏa thuận chính thức giữa ICC và ISO xác định rằng ICC chịu trách nhiệm phát triển các thông số kỹ thuật của ICC. ISO được quyền phát hành các tài liệu đó như là Tiêu chuẩn ISO.
B65 COMMITTEE
Mục đích của Ủy ban B65 là phát triển các Tiêu chuẩn an toàn ANSI cho máy in, máy đóng sách và các thiết bị in khác. Công việc liên quan đến thiết kế, bố trí, đặt tên và phối màu của các thiết bị điều khiển và tín hiệu, cũng như xác định Tiêu chuẩn các thiết bị an toàn, các khóa dừng khẩn cấp. Ngoài ra, nó còn đề cập đến là các thiết bị an toàn cơ học khác, các ký hiệu và hướng dẫn an toàn áp dụng cho thiết bị ngành in.
Khi sản xuất thiết bị cho ngành Công nghiệp in ấn có tính toàn cầu hơn. Các Tiêu chuẩn an toàn quốc tế thống nhất cho thiết bị trở nên quan trọng. Cho phép các nhà sản xuất, thiết kế và chế tạo thiết bị theo một bộ Tiêu chuẩn an toàn duy nhất, bất kể quốc gia xuất khẩu/nhập khẩu. Do đó, Ủy ban B65 tham gia vào các công việc liên quan trong Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).
Ủy ban B65 cung cấp đầu vào cho các hoạt động quốc tế về các vấn đề liên quan đến an toàn. B65 tham gia vào ISO TC 130 trong nhóm làm việc 5 (WG5) giải quyết vấn đề thiết kế thiết bị, công cụ, môi trường làm việc và an toàn. Phần lớn các Tiêu chuẩn của B65 hiện được tích hợp vào các Tiêu chuẩn an toàn đang được phát triển bởi ISO TC 130.
B65 có 6 tiểu ban (SC- Subcommittee), với trách nhiệm được phân chia theo cách thức sau:
SC 1 – An toàn máy in, xây dựng các Tiêu chuẩn an toàn cho máy in.
SC 2 – An toàn cho hệ thống đóng sách, phát triển các Tiêu chuẩn an toàn cho các hệ thống đóng sách và thành phẩm.
SC 3 – An toàn cho Máy cắt, quan tâm đến Tiêu chuẩn an toàn đối với máy cắt, máy xén.
SC 4 – An toàn cho máy ép dạng phẳng, thiết lập các Tiêu chuẩn an toàn cho việc Thiết kế và Sử dụng các hệ thống máy cắt bế, dập nổi, ép nhủ và in.
SC 6 – An toàn Thiết bị Chế tạo Mực in, bao gồm các Tiêu chuẩn An toàn cho các thiết bị sản xuất mực in.
Tất cả các Tiêu chuẩn là kết quả của các cuộc thảo luận kỹ thuật rộng rãi để tìm ra giải pháp đáp ứng những nhu cầu đã được xác định. Phần lớn công việc được phát triển trong các cuộc họp trực tiếp, các cuộc hội thảo, tham vấn nhiều chuyên gia kỹ thuật và được mở rộng cho tất cả những ai quan tâm. Mỗi cá nhân đều có thể phân bổ kiến thức chuyên môn của mình cho quá trình phát triển tiêu chuẩn bằng cách xem xét và nhận xét về các tài liệu.