Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » 4 XU HƯỚNG CỦA NHÃN HÀNG

Chia sẻ

BAO BÌ / THỊ TRƯỜNG / TIN TỨC / XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4 XU HƯỚNG CỦA NHÃN HÀNG

4 XU HƯỚNG CỦA NHÃN HÀNG

Thị trường in nhãn hàng đang tiếp tục phát triển. Trị giá thị trường nhãn toàn cầu đạt 36,98 tỷ đô la trong năm 2017 và dự báo sẽ đạt 45,22 tỷ đô la vào năm 2022.

Điều này được thúc đẩy một phần bởi sự thay đổi mang tính tích cực của thị trường, do nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng in nhãn. Số lượng SKU (Stock-Keeping Unit) tăng hàng tháng, vòng đời của các sản phẩm sản xuất hàng loạt giảm đáng kể. Mặt khác, do các Công ty trong ngành in nhãn đi tiên phong trong việc thay đổi Công nghệ mới. Kết quả trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều loại nhãn và sự đa dạng của các loại nhãn trong ngành ngày càng nhiều.

Sau đây, Prima.vn mời bạn đọc cùng xem xét bốn xu hướng chính trong ngành công nghiệp in nhãn và tác động tiềm tàng mà những xu hướng này có thể tạo ra. Nhằm có thêm thông tin cho định hướng của mình.

  1. Sự tích hợp của kỹ thuật số và analog (kỹ thuật in truyền thống)

Lĩnh vực nhãn hàng đã áp dụng in Kỹ thuật số từ rất sớm. Nhãn in Kỹ thuật số đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Do đòi hỏi của thị trường, thời gian in ngắn hơn, nội dung tùy chỉnh theo yêu cầu Khách hàng, tính bền vững cao hơn và nhu cầu làm sản phẩm nổi bật hơn.

Phần còn lại của thị trường bao bì đang tiến triển tốt. Thật vậy, trong vài năm vừa qua, các máy in cuộn kỹ thuật số khổ hẹp được lắp đặt mới nhiều hơn máy in flexo. Ngoài nhãn mác, các nhà phân tích cũng thấy rằng sự phát triển mạnh mẽ của in Kỹ thuật số cho các ứng dụng bao bì mềm, carton và Carton sóng.

Khả năng của In kỹ thuật số ngày càng mạnh, nhưng những đổi mới đột phá như vậy có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến để trở thành xu hướng chủ đạo. Kỹ thuật số đại diện cho một cách hoàn toàn mới để xử lý công việc, từ file đến sản phẩm cuối cùng. Từng bước một, cho phép các Nhà in đạt được giới hạn mới về chất lượng, năng suất và quy trình làm việc tổng thể. Ngoài ra, “sản phẩm kỹ thuật số” trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng; Các phần mềm đa năng, cũng cho phép hoàn thành nhiều quy trình thiết kế, phê duyệt và tiếp thị bằng cách sử dụng sản phẩm kỹ thuật số.

  1. Sự gia tăng của các tùy chỉnh và nhãn cao cấp

Các Kỹ thuật in truyền thống (analog) rất phù hợp cho những đơn hàng có số lượng từ trung bình đến dài, vẫn sẽ tiếp tục giữ tỷ lệ lớn sản xuất toàn cầu. Song song đó, nhu cầu đang phát triển nhanh chóng theo hướng cá nhân hóa sản phẩm, mức độ tùy chỉnh cao hơn và có khả năng thay đổi nội dung và dữ liệu. Đồng nghĩa là số lượng in ít hơn. Khiến cho các kỹ thuật in truyền thống có chi phí cao hơn.

Các thương hiệu, bất kể quy mô, đang bắt buộc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Các hiệu ứng in khác nhau – ví dụ như ép nhũ nóng, ép nhũ lạnh và in ống đồng – được sử dụng để tô điểm cho nhãn nhằm làm cho sản phẩm có vẻ ngoài ‘cao cấp’ hơn, cũng như tạo ra các hiệu ứng xúc giác bằng cách sử dụng varnish. Một số cải tiến đòi hỏi này, hiện nay có thể được thực hiện bằng Kỹ thuật số.

Hình 1: máy in nhãn Kỹ thuật số

  1. Nhu cầu kiểm soát màu sắc tốt hơn – từ file đến thành phẩm

Một quy tắc chung trong ngành, Chủ sở hữu thương hiệu có yêu cầu về tính nhất quán của màu sắc trong các sản phẩm của họ. Họ biết rằng khách hàng của họ nhìn vào bao bì và nhãn để nhận biết về chất lượng, vì vậy bất kỳ vấn đề khác biệt nào về màu sắc thương hiệu đều khó có thể được chấp nhận.

Đòi hỏi ngày càng tăng về tính nhất quán của màu sắc, đang dần giải quyết với Gam màu mở rộng (ECG-Extended Color Gamut). ECG sử dụng thêm ba màu mực bổ sung – orange, green and violet (OGV) – bên cạnh các màu mực cơ bản có sẵn là cyan, magenta, yellow và black (CMYK), tạo ra tổng cộng bảy màu (CMYKOGV). In bằng CMYK truyền thống chỉ khớp với khoảng 60% Pantone – nhưng khi in bằng CMYKOGV, có thể khớp với Pantone đến hơn 90%. Giải quyết được số lượng màu in và tiếp cận Pantone tốt hơn.

Khó khăn với Ngành In là khả năng lặp lại và tính đồng nhất màu. Giờ đây, việc số hóa màu, khả năng đạt 100% màu phù hợp với yêu cầu của khách hàng đã trở thành hiện thực. Không những thế, số hóa có thể đạt được sự đồng nhất về màu sắc trên phạm vi toàn cầu, bất kể nhà cung cấp in ấn của khách hàng ở bất cứ đâu trên thế giới.

Hinh 2: CMYKOBV, giải pháp mở rộng gamut màu

  1. Tăng cường tự động hóa và Internet of Things (IoT)

Nhu cầu ngày càng tăng đối với máy in nhãn, để in số lượng ngắn, quay vòng nhanh hơn, tăng tính linh hoạt và mức độ tùy biến cao hơn, đang thúc đẩy ngành công nghiệp hướng tới mức độ tự động hóa cao, thông qua in Kỹ thuật số và các Kỹ thuật in truyền thống.

Tự động hóa có thể giúp quy trình có thể làm việc tích hợp, nhằm tối ưu hóa thời gian sản xuất. Sản phẩm đưa ra thị trường nhanh hơn và ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. Hiện tại, các hệ thống in Kỹ thuật số và in truyền thống có thể liên kết với các ứng dụng đám mây, giúp giám sát máy móc, sản phẩm, bảo trì, bảo dưỡng, sửa lỗi cũng như quản lý năng suất.

Mức độ tự động hóa cao hơn, tất nhiên có tác động đến nhân sự. Lỗi do con người trong quá trình sản xuất, là lý do lớn nhất cho việc sản phẩm bị sai hỏng. Tự động hóa, từng bước các giải pháp mới sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ này. Hơn nữa, vai trò quan trọng hơn sẽ dần chuyển qua bộ phận pre-press và những người trong chuỗi cung ứng đảm nhận, đảm bảo một dòng chảy sản xuất tự động thông suốt.

Để có một cái nhìn cận cảnh và trực quan về việc số hóa sản xuất bao bì và nhãn hàng, các bạn có thể tham khảo tại đây như một ví dụ điển hình cho các xu hướng đã trình bày ở trên.

https://www.bobst.com/plen/search-results/?L=0&tx_solr%5Bq%

99 bình luận

Bình luận