Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » Kết hợp màu sắc cho in Offset và in kỹ thuật số

Chia sẻ

CHẤT LƯỢNG / IN / TRƯỚC IN

Kết hợp màu sắc cho in Offset và in kỹ thuật số

Kết hợp màu sắc cho in Offset và in kỹ thuật số

Giới thiệu

Với sự gia tăng của In Kỹ thuật số trong những năm gần đây, hiếm có Nhà In thương mại nào không ứng dụng in Kỹ thuật số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Công nghệ In offset đã có cơ sở vững chắc tại các Nhà In, kết hợp với in Kỹ thuật số và sau đó là quản lý màu, điều này đem đến cơ hội và nhiều thách thức.

Như một sự gợi mở. Prima.vn xin giới thiệu một giải pháp của ChromaChecker. Bằng cách dùng các công cụ của trang web này, các Nhà In có phương tiện để xác minh quy trình, đánh giá tính chính xác về hiển thị màu được in với các vật liệu và các kỹ thuật in khác nhau. Chúng ta cũng có thể sử dụng các thông số độc lập với các Tiêu chuẩn ngành, như hệ số E hoặc SpotOn để đánh giá/xác minh quy trình. Hoặc dùng các Tiêu chuẩn ngành được tích hợp sẵn cho việc xác minh/kiểm tra.

Đào tạo nhân viên, canh chỉnh màu sắc

Để bắt đầu, các nhà cung cấp dịch vụ in (PSP – print service providers, sau đây gọi là Nhà In) nên đào tạo tất cả các nhân viên trong hệ thống. Từ người bán hàng, thiết kế, nhân viên phòng chế bản, đại diện dịch vụ khách hàng, các cấp quản lý và người điều hành in. Mọi người cần hiểu về màu sắc và cách thức hoạt động của nó. Mục tiêu của quản lý màu rất đơn giản: giảm tối đa các biến số nếu có thể bằng cách tuân theo một quy trình đã thiết lập. Thách thức này đòi hỏi tất cả nhân viên đều phải tham gia. Vì vậy họ bắt buộc phải hiểu quy trình và thực hiện đúng phần việc của mình để giữ các biến số mà họ kiểm soát ở mức tối thiểu. Có một chiến lược quản lý màu tốt, nghĩa là xác định rõ mục tiêu, thực thi một quy trình để đạt được mục tiêu đó, và sau đó xác minh để khách hàng biết quy trình đang hoạt động như thế nào.

Bước tiếp theo là xác định “đối sánh” (matching) màu giữa các thiết bị. Khó khăn chung là mỗi loại mực có sự thể hiện khác nhau, vật liệu nền (paper, vinyl, banner, canvas, textile) khác nhau với độ trắng nền khác nhau. Do vậy gamut của các thiết bị/vật liệu có thể khác nhau rất nhiều, hơn nữa, trong nhiều trường hợp chúng được nhìn thấy trong các môi trường ánh sáng khác nhau.

Thông thường chúng ta dùng ΔE để xác định sự khác biệt giữa hai màu bất kỳ. Thực tế, ΔE  có thể nằm trong chỉ số cho phép nhưng nhìn lại khác nhau. Rất khó để định lượng sự khác biệt trực quan giữa hai bản in. Để giải quyết điều này, ChromaChecker dùng Hệ số E. Hệ số này dựa trên CRF (Cumulative Relative Frequency – Tần suất tương đối tích lũy), ở 95th (phân vị thứ 95), có nghĩa là “95% pixel của trang in nằm trong ‘X’ ΔE của tham chiếu này”. Được định nghĩa trong TR016, tham chiếu CRF ở phân vị thứ 95 của ΔE(ΔE2000). (CGATS/IDEAlliance TR 016 -2016).

Hình 1: Phương pháp ChromaChecker E-Factor.

Để xác định Hệ số E.  Các  Nhà In có thể truy cập hướng dẫn sử dụng chromachecker.com/cee/en và làm theo hướng dẫn. Theo nghiên cứu của ChromaChecker, khi CRF (hoặc E-Factor) nhỏ hơn ba, hầu như tất cả khách hàng đều chấp nhận, và nếu lớn hơn tám, hầu như tất cả sẽ không chấp nhận.” (xin vui lòng xem giới thiệu Chromachecker ở phần cuối)

Thông số thứ hai mà ChromaChecker sử dụng là SpotOn! bằng cách xem Thẻ điểm đối sánh trực quan (The Visual Match Scorecard ) của sản phẩm. Thẻ điểm đối sánh trực quan cho phép Nhà In xem kết quả của mỗi phép đo trong một chỉ số duy nhất – tương tự như ChromaChecker’s E-Factor – giúp việc so sánh các phép đo đó dễ dàng hơn nhiều.

Sự khác biệt của SpotOn! là nó sử dụng phân vị thứ 10, 25, 50, 75, 90 và 100 để tạo Thẻ điểm đối sánh trực quan, rất nhạy với bất kỳ sự khác biệt nào có thể nhìn thấy.

Hình 2: SpotOn. Thẻ điểm đối sánh trực quan so sánh giữa các lần in.

Cách mà SpotOn làm việc là so sánh 7 lần in tốt nhất (từ 1-7) với GRACoL 2006, được chuyển đổi thành giá trị tham chiếu. Vì vậy, lần in thứ 8 không có sự khác biệt về hình ảnh so với 7 lần trước. Mặc dù GRACoL không thể “nhìn thấy”, sự khác biệt giữa mỗi tờ in, vẫn có thể so sánh một cách trực quan.

Cũng có thể xem từng phép đo riêng lẻ và mức độ gần gũi, trực quan của nó với tham chiếu (tham chiếu đó có thể là Ok print hay từ các tờ in khác nhau, hoặc theo tiêu chuẩn ngành). Hệ số ChromaChecker và SpotOn, là một cách tham khảo với một hệ thống chỉ số duy nhất không bắt nguồn từ các chỉ số đạt/không đạt, độc lập với các thông số ngành, chẳng hạn SID của CMYK.

Hình 3: Các phép đo riêng lẻ so với tham chiếu.

Gamuts và khả năng in

Sau khi Nhà In đã thiết lập các giá trị mong muốn, khả năng in và gamut màu của thiết bị. Bước tiếp theo là xác định mục tiêu sử dụng. Thường thì Adobe sử dụng US Web Coated SWOP v2 làm không gian màu CMYK mặc định, tất nhiên chúng ta có thể điều chỉnh thông số đó. Đối với hầu hết các máy in offset hiện đại, GRACoL2006_Coated1v2 là lựa chọn tốt hơn, với gamut màu lớn hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần xác định gamut màu của các thiết bị sẵn có tại Nhà In. Có thể so sánh chúng với thông số kỹ thuật của ngành là điều quan trọng – ở dạng 3D – và đưa ra các quyết định về không gian màu.

Hình 4: Bản đồ so sánh gamut màu 2D giữa US Web Coated SWOP và GRACoL 2006.

Từ bản đồ 2D ở hình 5, có thể thấy rằng có sự trùng khớp gamut chính xác. Tuy nhiên, khi nhìn vào hình ảnh 3D trong Hình 6 (GRACoL là khung màu tối bên dưới), có thể thấy rằng vùng tối và các điểm sáng của màu vàng có sự chênh lệch. Điều này bình thường đối với một số máy in phun kỹ thuật số. Thông số kỹ thuật yêu cầu giá trị L* của mực đen là 16 và một số máy in phun có màu đen ở L* là 17 hoặc 18 (L* = 100 là màu trắng, 0 là màu đen). Điều này cho thấy lý do tại sao bản đồ gam màu 3D có nhiều giá trị hơn 2D.

Hình 5: Bản đồ 2D, so sánh GRACoL 2006 với gamut của máy in phun Fujifilm Onset X2 (một máy in phun UV được thiết kế cho in sản lượng cao mà vẫn duy trì độ trung thực của màu sắc).

Hình 6: Bản đồ so sánh gamut màu 3D giữa GRACoL 2006 và máy in kỹ thuật số Fujifilm Onset X2.

Gamut màu của máy in phun được thu thập bằng Color chart tiêu chuẩn. Sử dụng TC1617, gồm 1.617 ô màu, đen và xám, sau đó tạo profile, chẳng hạn như dùng X-Rite’s i1 Profiler. Phương pháp khác là tạo .icc hoặc .icm thực trong hồ sơ của thiết bị và xem file đó trong các phần mềm xem gamut.

Đối với những thiết bị không thể đạt được GRACoL hoặc thậm chí, trong một số trường hợp, SWOP, việc chọn gamut của thiết bị có giá trị nhỏ nhất hiện có cũng là lựa chọn tốt nhất có thể. Bằng cách so sánh và sau đó chọn mẫu số chung thấp nhất. Các Nhà In có thể yên tâm rằng tất cả các thiết bị hiện có của mình, sẽ in giống nhau nhất có thể. Và để đảm bảo hơn tính trực quan, có thể sử dụng Tiêu chuẩn ISO 15339/PAS, thiết lập một quy trình để đạt được màu xám trung tính trên tất cả các thiết bị.

Để đạt được màu sắc giống nhau trên nhiều loại vật liệu không phải là điều khó khăn đối với máy in phun kỹ thuật số. Riêng đối với máy in dùng công nghệ thăng hoa, có một số khó khăn với màu Blue.

Chứng minh quy trình

Khi đã chọn được mục tiêu. Các Nhà In cần đảm bảo rằng có một quy trình vững chắc và hướng tất cả các thiết bị đến mục tiêu đó. Về phía máy in phun kỹ thuật số, điều này sẽ được thực hiện trong phần mềm RIP – và nếu có thể – chỉ nên dùng một RIP trong hệ thống. Khi phải làm việc với nhiều hơn một RIP, có thể sẽ không thành thạo tất cả các cài đặt của các RIP. Sẽ dễ dàng hơn khi không phải giám sát nhiều phần mềm RIP.

Thách thức lớn trong việc kết hợp màu sắc là in màu Pantone hoặc màu thương hiệu. Điều này dễ quản lý với in Offset truyền thống. Nếu đó là Pantone, chẳng hạn như 165C hoặc 185C. Nhà In sẽ đặt hàng màu đó từ nhà sản xuất mực, hoặc tự pha và in. Với máy in phun kỹ thuật số, sẽ khó khăn hơn một chút, vì hai màu này có độ bão hòa cao, nên hầu hết các thiết bị chỉ với bốn màu CMYK sẽ khó đạt được. Đó là một trong những lý do cần sử dụng hệ mực mở rộng (CMYK và các màu orange, violet, green, red).

Hầu hết các phần mềm RIP đều có phương pháp kết hợp màu sắc – với Thư viện Pantone  có sẵn – và khả năng in các biến thể của màu pha giống nhất có thể. Do vậy khi tạo hồ sơ ban đầu, điều quan trọng là phải tập trung vào việc ghi nhận được càng nhiều sắc độ từ mực với sự dịch chuyển màu thấp nhất, để có thể tạo gamut màu lớn nhất. Thông thường, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi màu sắc trước khi thay đổi sắc độ. Điều này sẽ giúp đạt được sự trùng khớp với nhiều màu hơn, chỉ bằng cách giảm tối đa những hạn chế của màu mực cơ bản.

Cũng cần lưu ý rằng các màu pha phải được thiết lập đúng cách trong RIP để đúng với các thiết lập của quản lý màu và tận dụng toàn bộ gamut màu của máy in. Khi được thiết lập đúng cách, màu pha được xác định là giá trị L* a* b* không bị giới hạn bởi mục tiêu  và được dịch trực tiếp từ L* a* b* sang CMYK (và bất kỳ màu nào khác trong gamut màu mở rộng).

Hình 7: So sánh gamut của thư viện Pantone coated và máy in.

Hình 7 hiển thị thư viện Pantone Coated (mỗi chấm riêng lẻ là một màu Pantone) so với gamut màu của máy in. Hình ảnh cho thấy, hầu hết màu Pantone có thể in được với 4 màu CMYK. Ví dụ này được dùng trên máy in dung môi Mutoh chỉ sử dụng bốn màu CMYK.

Sau khi đạt được các điều trên, cần phải xác minh quy trình. Điều quan trọng là các  Nhà In phải xác định những thông số nào sẽ được đo lường, ai sẽ thực hiện phép đo và tần suất đo, cách các phép đo sẽ được ghi lại và xử lý dữ liệu như thế nào. Các thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện in cũng cần được cập nhật, thời gian ổn định của máy in, những thông tin đó sẽ đảm bảo Nhà In có quy trình làm việc ổn định, màu sắc nhất quán, có thể dự đoán được và có thể lặp lại được.

Với một mục tiêu đã chọn và một quy trình để đạt được mục tiêu đó, giờ đây các Nhà In cần phải kiểm tra/xác minh quy trình. Ngoài một số phần mềm RIP có tích hợp kiểm tra/xác minh, còn có một số tùy chọn trên thị trường. Các  Nhà In có thể kiểm tra/xác minh theo thông số kỹ thuật Ngành, hoặc kiểm tra theo mục tiêu của riêng của mình.

Cũng có nhiều lựa chọn cho phép điều chỉnh các chỉ số đạt/không đạt tùy thuộc vào quy trình của  Nhà In và yêu cầu của khách hàng, Trong hầu hết các kiểm tra/xác minh, Nhà in có thể trình bày cho khách hàng xác nhận rằng quy trình của họ đang hoạt động.

Một số tùy chọn trong số đó dựa trên máy chủ hoặc điện toán đám mây. ChromaChecker, CHROMiX Maxwell, ProofPass, SpotOn! MeasureColor và Barbieri’s Gateway with DOC (Digital Output Control) là một trong số rất nhiều tùy chọn xác minh trên thị trường. Các Nhà In nên nghiên cứu và thử một vài lựa chọn để xem loại nào phù hợp với chi phí hoạt động của mình. Khi được thực hiện đúng, các kiểm tra/xác minh cũng là một công cụ chẩn đoán rất tốt cho cả máy in Offset và máy In Kỹ thuật số của. Sử dụng dữ liệu thu thập được sẽ đóng vai trò là hướng dẫn điều chỉnh thiết bị để có màu sắc đúng.

VỀ CHROMACHECKER

Chromachecker là một sản phẩm của ChromaChecker Corp, do David Hunter đồng sáng lập và làm giám đốc. Được ra mắt vào năm 2017, xây dựng dựa trên theo các tiêu chuẩn quốc tế như G7 và ISO. ChromaChecker cung cấp các dịch vụ về quản lý màu, xác minh quy trình, kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn sản xuất in hiện hành. ChromaChecker cho phép nhà in định lượng và thiết lập được cấp độ và chất lượng tái tạo màu của riêng họ, định lượng được sự hài lòng về màu sắc của khách hàng thông qua hệ số E, và chủ động tạo ra được sản phẩm với màu sắc đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Khả năng mở rộng cao và có thể tích hợp với hầu hết mọi phần mềm và phần cứng có sẵn tại nhà in, vì vậy nhà in không phải thay đổi thiết bị cũng như cách thức hoạt động của họ.

CÁC CHỨC NĂNG TIÊU BIỂU CỦA CHROMACHECKER

CCP – Color Conformance Platform – cho phép nhà in thiết lập và duy trì dung sai màu sắc mong muốn ​​trên mọi thiết bị, mọi vật liệu và theo thời gian. Đánh giá sự phù hợp của máy in so với tiêu chuẩn G7 và lặp lại đường cong G7 ngay lập tức, loại bỏ các lần chạy in thử tốn kém. ChromaChecker cho phép nhà in chuyển đổi từ tư duy “sửa lỗi” sang phương pháp luận “phân tích chủ động/dự đoán”.

Print manufacturing framework – ChromaChecker được lên ý tưởng và thiết kế trong một khuôn khổ sản xuất in ấn. Khuôn khổ sản xuất này trình bày tổng quan về dây chuyền sản xuất, cung cấp các báo cáo dạng số và đồ thị về các biến số trong quy trình in. Theo dõi và quản lý các tất cả thiết bị, biết được tình trạng hoạt động của các thiết bị trong quá trình sản xuất.

Print Inspector – Đánh giá các điều kiện in. Cần bao nhiêu đường cong hay bao nhiêu ICC profiles để có thể quản lý màu cho tất cả các thiết bị sẵn có của một Nhà in. Tính năng Print Inspector có Bộ định tính tình trạng in (Print Condition Qualifier) sẽ tính toán giải pháp tối ưu nhất giúp giảm thiểu số lượng ICC profile. Các thiết bị khác nhau, các vật liệu giấy khác nhau có thể chia thành các trường hợp giống nhau và thành một nhóm. Với mỗi nhóm có thể dùng chung một ICC profile được tính trung bình hoặc  tiêu biểu nhất trong nhóm. Vẫn sẽ đảm bảo màu sắc nằm trong giới hạn E-Factor và đảm bảo được những yêu cầu của  của khách hàng.

 

 

 

 

 

Để thực hiện những điều này, bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm sẵn có của mình hoặc tham khảo trên trang: https://chromachecker.com/

 

105 bình luận

Bình luận