Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH IN 2022

Chia sẻ

ĐÀO TẠO / ĐÀO TẠO THEO YÊU CẦU / TIN TỨC

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH IN 2022

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH IN 2022

Trích báo cáo tổng kết ngành in 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022

CỤC XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH – BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Theo báo cáo tổng kết hoạt động in năm 2021 của Cục Xuất bản, In và Phát hành – Bộ Thông tin và Truyền thông, nhìn chung so với năm 2020 thì ngành in năm 2021 đã có những chỉ số phát triển (Theo số liệu cấp phép tại Cục Xuất bản, In và Phát hành). Một trong vấn đề trọng tâm được quan tâm trong nhiệm vụ năm 2022 của ngành in là nguồn nhân lực. Cục Xuất bản, In và Phát hành đề xuất các cơ sở đào tạo đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành in, gồm đào tạo nghề, đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Nội dung đào tạo cần bám sát sự phát triển của công nghệ, thiết bị, gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp in, để nhân lực được đào tạo khi ra trường có thể bắt tay vào làm việc được ngay, tránh tình trạng vừa thiếu nhân lực có chất lượng cao, nhưng lại thừa nhân lực do không đáp ứng được yêu cầu sản xuất mới.

Một vài số liệu về tình hình hoạt động ngành in năm 2011

  1. Thiết bị, nguyên vật liệu
  • Năm 2021, tổng số máy in công nghiệp (gồm máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng) nhập khẩu vào Việt Nam là 994 chiếc (tăng 18%) với giá trị xấp xỉ 3.178 tỷ đồng, trong đó số máy in công nghiệp nhập khẩu mới 100% chiếm tỷ lệ 65%. Những máy in này phần lớn là máy in từ 4 màu trở lên (chiếm khoảng 80%), một số máy in có giá trị lớn từ vài chục tỷ đồng đến gần 100 tỷ đồng2.
  • Năm 2021 tổng sản lượng giấy các loại đạt 5,45 triệu tấn, tăng trưởng 8,0%, tương ứng với lượng tăng 0,47 triệu tấn so với năm 2020 (đạt sản lượng 4,98 triệu tấn). Trong đó, giấy bao bì (testliner và medium) đạt sản lượng 4,728 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2020; giấy in và giấy viết, năm 2021 sản lượng đạt 256,5 nghìn tấn, giảm 13% so với 295,0 nghìn tấn của năm 2020; giấy vàng mã, năm 2021 sản lượng đạt 148,8 nghìn tấn, giảm 5% so với năm 2020 sản lượng đạt 157,3 nghìn tấn.
  1. Nhân lực

Số lượng lao động năm 2021 là 58.800 lao động (giảm 3,16%); trong đó số lao động nam chiếm 59,8% tổng số lao động. Số lao động được đào tạo dưới mọi hình thức (từ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng, đại học) dưới 60%. Trong số lao động được đào tạo trên Đại học chưa tới 1%, Đại học và Cao đẳng chiếm khoảng 20%, trung cấp khoảng 10%, còn lại là Sơ cấp nghề hoặc chưa qua đào tạo.

  1. Một số hạn chế
  • Hầu hết các doanh nghiệp chưa đầu tư, quan tâm đến xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế để tham gia chuỗi sản xuất hàng hóa cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ hạn chế nguồn lực, không có năng lực tái đầu tư, công nghệ còn lạc hậu, không đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu; không bảo đảm yêu cầu về môi trường.
  • Năng suất lao động thấp, chất lượng nguồn nhân lực có dấu hiệu giảm sút rõ rệt nguyên nhân là do số lao động có trình độ tay nghề cao (bao gồm cả những kỹ sư, công nhân bậc cao đào tạo tại nước ngoài) phần lớn đã hết tuổi lao động; tính chuyên nghiệp hạn chế. Số lao động lâu năm trong ngành lại khó khăn trong việc cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Do những khó khăn về kinh phí, rất ít doanh nghiệp đầu tư kinh phí cho khâu đào tạo cũng như tự đào tạo.
  • Năng lực đào tạo hiện có của các trường trong những năm qua chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngành in. Nội dung đào tạo chưa bám sát sự phát triển của công nghệ, thiết bị, gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp in, để nhân lực được đào tạo khi ra trường có thể bắt tay vào làm việc được ngay nhằm tránh tình trạng vừa thiếu nhân lực có chất lượng cao, nhưng lại thừa nhân lực do không đáp ứng được yêu cầu sản xuất mới.
  1. Nhiệm vụ trọng tâm 2022

Đối với các cơ sở đào tạo

  • Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành in, gồm đào tạo nghề, đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Nội dung đào tạo cần bám sát sự phát triển của công nghệ, thiết bị, gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp in, để nhân lực được đào tạo khi ra trường có thể bắt tay vào làm việc được ngay, tránh tình trạng vừa thiếu nhân lực có chất lượng cao, nhưng lại thừa nhân lực do không đáp ứng được yêu cầu sản xuất mới.
  • Tăng cường, thường xuyên hợp tác với các nước có ngành in phát triển để cử sinh viên, cán bộ đi học tập và đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành in phù hợp với sự phát triển của thế giới.

Đối với các cơ sở in

  • Chủ động tìm hiểu thị trường in xuất khẩu trên thế giới, để chuẩn bị cho mình các chứng chỉ quốc tế về tiêu chuẩn quản lý, về chất lượng sản phẩm; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp; tăng cường giao lưu học hỏi cách phát triển của doanh nghiệp in xuất khẩu trong và ngoài nước để gia nhập thị trường in xuất khẩu.
  • Chú trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm in của cơ sở.

Trích báo cáo tổng kết ngành in 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 – Cục Xuất bản, In và Phát hành

97 bình luận

Bình luận