Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » THỊ TRƯỜNG IN XUẤT KHẨU

Chia sẻ

Featured Slider / THỊ TRƯỜNG / TIN TỨC / XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG IN XUẤT KHẨU

Thị trường in xuất khẩu là lối ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, nó không chỉ giảm bớt áp lực cạnh tranh cho thị trường In nội địa vốn đã bão hoà mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp xét trên các phương diện phát triển nguồn lực, hệ thống quản trị sản xuất, trình độ ứng dụng công nghệ cũng như đưa ngành In Việt Nam phát triển lên một trình độ được thế giới công nhận.

THỊ TRƯỜNG IN XUẤT KHẨU

THỊ TRƯỜNG IN XUẤT KHẨU

Tác giả: NTD

                                                                                      

  1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG IN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

In xuất khẩu hiện nay đang được hiểu là:

(1) Sản xuất và xuất khẩu trực tiếp: Khách hàng từ các nơi trên thế giới đặt hàng ấn phẩm, các nhà in Việt Nam tạo ra ấn phẩm và xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng.

(2) In gia công xuất khẩu: khi khách hàng nước ngoài chỉ yêu cầu nhà in gia công một phân đoạn cho họ. Thông thường là gia công in hay gia công thành phẩm và chuyển vào các khu chế xuất tại Việt Nam.

(3) Khách hàng nước ngoài đặt mua các ấn phẩm đang phát hành tại Việt Nam. Đây là trường hợp phổ biến khi các khách hàng là Việt Kiều đặt mua sách, lịch, kinh phật… đang bán ở Việt Nam.

Trong 3 trường hợp nêu trên thì trường hợp (1) được xem là in xuất khẩu đúng theo nghĩa của nó.

Trên thực tế ngành In chỉ đóng góp một phần trong giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiêu biểu nhất là bao bì đóng gói sản phẩm. Việt Nam xuất khẩu trong năm 2020 dự kiến đạt giá trị gần 300 tỷ USD và câu hỏi là ngành in-bao bì đóng góp là bao nhiêu? Tổng giá trị sản xuất của ngành in trong năm 2018-2019 đạt gần 6 tỷ USD nhưng không có số liệu thống kê giá trị xuất khẩu vì nó còn quá nhỏ bé và các sản phẩm xuất khẩu không được tính như một sản phẩm độc lập mà thông thường tính vào giá trị hàng hóa. Như vậy chúng ta chỉ có thể nêu một vài ví dụ về in xuất khẩu cho các tập đoàn đa quốc gia ở các khu chế xuất như Samsung, LG… Đó là một hình thức xuất khẩu gián tiếp khi cung cấp bao bì cho các doanh nghiệp FDI sản xuất ở Việt Nam. Các nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung, LG có thể kể như các công ty FDI, Bao bì Việt Hưng, Goldsun… Tại TP. HCM công ty Huynh Đệ Anh Khoa (Anhkhoa’s Brothers) là doanh nghiệp đã có hơn 10 năm xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm bao bì và sách cho thiếu nhi vào các thị trường khó tính nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Châu Âu.

Cho đến nay chúng ta chưa có số liệu cụ thể về hoạt động in xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên các số liệu thống kê chưa chính thức cho thấy chỉ riêng doanh số In bao bì của các doanh nghiệp tại Việt Nam lên đến trên 2 tỷ USD và đang tăng trưởng khoảng 38% mỗi năm, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp FDI với các ấn phẩm thương mại cho thị trường Mỹ, bao bì thuốc lá, bao bì thực phẩm, bao bì nhựa các loại…

Đặc biệt trong thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp in và bao bì Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chuyển dịch ồ ạt sang Việt nam và đó là những tập đoàn lớn, họ không chỉ sản xuất ấn phẩm mà sản xuất hàng hoá đa dạng dựa trên nền tảng của công nghiệp in và đóng gói, chỉ riêng các doanh nghiệp lớn về ngành giấy và các sản phẩm giấy của Trung Quốc cũng đã tuyển hàng chục ngàn lao động trong năm 2018-2019.

Lấy một VD tương đồng với Vietnam đó là ngành in Thái Lan chúng ta có các thông số tương đối như sau:

  • Tổng giá trị in năm 2017: In thương mại 3.7 tỷ USD, in bao bì hơn 5.7 tỷ USD trong đó riêng xuất khẩu chiếm 1.76 tỷ USD. Đến năm 2019, giá trị xuất khẩu của ngành I Thái Lan đã đạt trên 2 tỷ USD
  • Nhà in thương mại: khoảng 5000, nhà in bao bì:
  • Nhập khẩu sản phẩm in 1.4 tỷ USD
  • Tiêu thụ giấy đầu người 60 kg

Từ sự so sánh trên chúng ta thấy về quy mô ngành in và thị trường có sự tương đồng nhưng sự khác biệt lớn nhất đó là giá trị xuất khẩu của ngành in tạo ra. Thị trường in thương mại/ bao bì nội địa hiện đang bão hòa và có sự cạnh tranh gay gắt. Tiềm năng tăng trưởng và cơ hội chỉ có thông qua định hướng xuất khẩu trực tiếp sản phẩm. Hiện nay với làn sóng đầu tư trực tiếp của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, điện, điện tử sẽ kéo theo các nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng của họ.

Thực tế này đã diễn ra với các tập đoàn in lớn của thế giới như Avery Dennison, CCL, StarPrint, SML… Các doanh nghiệp này hoạt động trong khu chế xuất và các sản phẩm của họ xuất khẩu trực tiếp cho các đối tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam là làm sao có thể tham gia vào chuỗi cung ứng và có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm in.  Vốn, con người, thiết bị, điều kiện của chúng ta tương đồng với Thái Lan nhưng trình độ tổ chức sản xuất và mức độ hội nhập còn nhiều điều cần phải cải thiện.

In xuất khẩu bao gồm cả in thương mại lẫn in công nghiệp. Để ngành in tăng trưởng và giảm bớt các áp lực cạnh tranh trên sân nhà thì thị trường in xuất khẩu là một giải pháp tốt nhất.

  1. CÁC YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG IN XUẤT KHẨU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA NHÀ IN

Các thị trường xuất khẩu khác nhau có những yêu cầu khác nhau, trong đó có thể thấy thị trường thị trường Mỹ là tiêu biểu. Nếu đạt yêu cầu vào thị trường Mỹ thì việc chuyển sang các thị trường khác là điều dễ dàng. Xuất khẩu bao bì và sách thiếu nhi như một sản phẩm trọn gói vào thị trường Mỹ là một hướng đi công ty Huynh Đệ Anh Khoa đã theo đuổi trong hơn 10 năm.

Vui lòng đăng nhập để xem chi tiết và tham gia bình luận , Đăng nhập

101 bình luận

Bình luận