HỘI NGỘ SAU DRUPA 2024: CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Vào ngày 05.07.2024, tại Eastin Grand Hotel Saigon, 253 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty e-Print&Pack (ePP) cùng đối tác công nghệ Học viện PrintMedia Việt Nam đã tổ chức sự kiện – Hội ngộ sau Drupa 2024: Chuyển đổi số để phát triển bền vững .
Chương trình gồm 2 phần với sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực in và bao bì.
Phần 1: Hội ngộ sau Drupa 2024 với các tham luận sau:
Tham luận 1 “DRUPA2024: NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI”
Ông Tran Kiet Toan – Giám đốc điều hành công ty TNHH e-Print&Pack đã có chia sẻ về số lượng khách tham dự kỳ Drupa 2024 này giảm so với các kỳ trước. Các nhà triễn lãm đến từ Trung Quốc nhiều hơn chứng tỏ sự lớn mạnh của các nhà sản xuất thiết bị ngành in từ Đại lục này.
Tham luận 2: “TỪ DRUPA 2024 SUY NGHĨ CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LÀM BAO BÌ”
Ông Nguyễn Ngọc Sang – Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam chia sẻ gói gọn 2 câu chuyện qua các ví dụ thật gần gũi: (1) Chuyển đổi số là nhanh là chính xác; (2) Tính bền vững là vững chắc và bền lâu, không lay chuyển được.
Tham luận 3: “DRUPA 2024 VÀ NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH IN VIỆT NAM”
Ông Ngô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội in TP. HCM trình bày nhằm sáng tỏ 6 câu hỏi là Drupa sẽ ảnh hưởng đến ngành in Việt Nam.
-
- Ngành in sẽ ra sao trong thời đại kỹ thuật số, liệu có nên đầu tư vào ngành in không?
Nếu đầu tư thì nên đầu tư vào mảng nào? - Các công nghệ liên quan đến ngành in hiện nay phát triển như thế nào?
Tác động ra sao tới thị trường In Việt Nam? - Chuyển đổi số trên thế giới, khuynh hướng và tác động đến ngành In Việt Nam
- Trí thông minh nhân tạo giúp được gì cho ngành In?
- Ảnh hưởng của Trung Quốc như thế nào sau Drupa?
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì trong xu thế phát triển bền vững?
- Ngành in sẽ ra sao trong thời đại kỹ thuật số, liệu có nên đầu tư vào ngành in không?
Bài trình bày của ông Tuấn rất ấn tượng và thu hút khán thính giả lắng nghe, bài nói đã giúp các doanh nghiệp in có các nhìn toàn cảnh về ngành in và xu hướng của ngành in.
Tham luận 4: “CÁC NHÀ IN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG”
Ông Cao Xuân Vũ – Giám đốc điều hành Học viện PrintMedia Việt Nam chia sẻ về hiện trạng ngành in từ trang thiết bị, quy trình sản xuất và nguồn nhân lực. Trên sơ sở đó thì doanh nghiệp cần phải làm gì để tối ưu nguồn lực của mình, bài trình bày gợi ý một số việc cần làm:
-
- Tự đánh giá trình độ và năng lực công nghệ
- Xác định rõ các nguồn lực của mình
- Khai thác tối ưu tài nguyên, trang thiết bị hiện có
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
- Số hoá, chuyển đổi số và thông minh hoá
Prima hỗ trợ được gì cho DN
Nền tảng trực tuyến dựa trên kinh nghiệm chuyển gia và trí tuệ nhân tạo: (1) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của DN; (2) Xác định năng lực của người lao động. (Xây dựng theo đơn đặt hàng của Sở TTTT TP.HCM & Hội in TP.HCM)
Đội ngũ chuyên gia đầu ngành nhiều năm hoạt động trong các lĩnh vực quản trị sản xuất in, quản trị chất lượng, giải pháp công nghệ từ chế bản, in và thành phẩm, tự động hoá, chuyển đối số và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Phần 2: Phiên thảo luận về những giải pháp công nghiệp trong ngành in ấn- bao bì và chuyển đổi số để phát triển bền vững: với sự tham gia của Konica Minolta Bussines Solution Vietnam và Học viện PrintMedia Việt Nam.
Trong phiên thảo luận với chủ đề “ CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÀM ĐỂ TỐI ƯU HOÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT IN VÀ ỔN ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ” do Học viện PrintMedia Việt Nam chủ trì, các chuyên gia đồng cùng hành là các Giảng viên đã có nhiều năm công tác trong sản xuất thực tế và giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật in:
-
- Bà Trần Thanh Hà – Q. Trưởng ngành CNKT In CLC – Trường ĐH SPKT TPHCM.
- Bà Chế Thị Kiểu Nhi –Trưởng bộ môn kỹ thuật Bao bì – Khoa In & Truyền thông, ĐH SPKT TPHCM
- Ông Chế Quốc Long –là giảng viên chuyên ngành công nghệ in, Giám đốc đào tạo của Học viện PrintMedia Việt Nam.
Các chuyên gia đã cùng các doanh nghiệp giải đáp các câu hỏi: Doanh nghiệp in cần làm gì để có thể bắt kịp xu hướng và hội nhập quốc tế? Các vấn đề cần phải triển khai ngay để tối ưu hoá các nguồn lực về thiết bị và con người là gì? Và các khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình sản xuất là gì?
Và đặc biệt trong phần hỏi đáp có sự tham gia của PGS. TS. Ngô Anh Tuấn. Ông là một chuyên gia có nhiều năm công tác trong sản xuất và đào tạo ở nhiều vị trí quan trọng. Ông đã sáng lập và điều hành nhiều công ty, trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống quản trị sản xuất và quản trị chất lượng in. Ông đã chia sẻ về hiện trạng của các cơ sở đào tạo chuyên ngành in. Với vai trò là Chủ tịch Hội in TPHCM, ông kêu gọi các doanh nghiệp hãy chung tay hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo về trang thiết bị thực tập, tạo điều kiện để sinh viên thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ học bổng cho các sinh viên đang theo học chuyên ngành in. Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn thiếu, việc doanh nghiệp cửa người đi học các lớp nâng cao tập trung cũng là vấn đề khó giải quyết cho doanh nghiệp. Vì vậy, học viện PrintMedia Việt Nam đã được thành lập với các chuyên gia và những người tâm huyết với ngành in và theo mô hình đào tạo tại chổ và theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ giải quyết được bài toán nguồn nhân lực này.
Bên cạnh đó, Học viện PrintMedia Việt Nam là doanh nghiệp khoa học công nghệ đã được Sở Thông tin & Truyền thông TPHCM và Hội in TPHCM đặt hàng nhiệm vụ KHCN “Xây dựng khung năng lực, công cụ đánh giá và mô hình đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho ngành in offset tại TPHCM” – ông Tuấn chia sẻ và đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đăng ký tham gia tự đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất cùng như năng lực người lao động để được miễn phí trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2024.
Kết thúc phiên thảo luận, Ông Cao Xuân Vũ – Giám đốc điều hành Học viện PrintMedia Việt Nam gởi lời cám ơn đến các chuyên gia đồng hành và gởi đường link đăng ký lịch tư vấn cùng chuyên gia để các doanh nghiệp đăng ký.