Như đã đề cập trong những phần trước, khi đã điều chỉnh mực nhiều lần mà vẫn chưa đạt được tông màu của hình ảnh, vùng hình ảnh bị đốm và loang lổ. Trong khi các thông số đo vẫn nằm trong tiêu chuẩn. Cân bằng mực/nước tốt, cũng như áp lực in và chồng màu tốt. Thì đây là lúc chúng ta nên nghĩ đến trapping. Đơn giản là chồng màu mực (trapping) không đủ. Trapping là vấn đề thường gặp với các máy in offset tờ rời nhiều màu. Khi in chồng các lớp mực còn ướt lên nhau. Tiếp tục chuyên đề này, Prima.vn xin mời bạn đọc tham khảo các vấn đề về giấy, mực và máy in liên quan đến khả năng chồng màu mực.
Hầu hết các vấn đề với in ướt chồng ướt thứ tự màu in phải tuân thủ tính chất vật lý của mực, để đảm bảo chúng bám vào nhau và tạo ra màu sắc chúng ta muốn. Mực có độ bám dính cao nhất sẽ in trước. Các màu mực sau theo thứ tự độ tách dính (tack) giảm dần. Đây là quy tắc trong việc in ướt chồng ướt.
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày các nguyên tắc của in ướt chồng ướt (sau đây gọi là chồng màu ướt). Các nguyên tắc này được hình thành dựa vào các mối quan hệ giữa độ bám dính của mực, khả năng hấp thụ giấy và tốc độ máy in. Những lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các loại mực khác nhau, tại sao không nên dựa vào giấy để thực hiện toàn bộ công việc chồng màu và khi nào tốc độ máy in là một yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch thực hiện công việc.
Chồng màu “ướt” (wet ink trapping).
Chồng màu ướt, là khả năng lớp mực thứ hai (ướt) bám lên lớp mực trước đó cũng ở trạng thái ướt. Nó giống như việc phủ thêm lớp sơn thứ hai lên lớp sơn thứ nhất. Nếu hai lớp mực không bám dính với nhau, kết quả sẽ đáng thất vọng. Lý tưởng nhất là có thể in lớp mực thứ hai trên lớp mực in thứ nhất, với hiệu quả như lớp mực đầu tiên bám trên giấy. In chồng nhiều màu tốt hay không phụ thuộc vào khả năng bám mực này.
Trapping được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm (xem đo trapping phần 1&2). Tỷ lệ phần trăm cao là “tốt” vì nó cho màu sắc mong muốn (màu đỏ cờ hình 1a). Một tỷ lệ phần trăm thấp, tạo ra màu sắc không đồng đều, màu “kém” (vùng màu cam hình 1b).
Hình 1: Quan sát vùng màu đỏ cờ, tỷ lệ trapping tốt (1a), tỷ lệ trapping xấu (1b)
Với giá trị trapping khác nhau sẽ cho ra hình ảnh khác nhau. Cả hai mẫu đều được in mực giống nhau. Ở hình 2a, trapping đạt 100%. Màu sắc trung thực và đồng đều. Hình ảnh phóng to bằng kính lúp cho thấy màu đỏ cờ (red) tươi sáng. Hình 2b, trapping đạt 30%, có đốm và bị rỗ ở vùng chồng màu. Các đốm mực trong vùng nền và không đồng đều; màu đỏ cờ ngã sang màu cam. Thợ in ngày càng phải đối mặt với sự chênh lệch như vậy. Khi đo các giá trị mật độ tông nguyên vẫn đạt yêu cầu, hình ảnh trên tờ in, in cùng một loại mực, lại không đúng màu yêu cầu. Vấn đề chính là do chồng màu ướt.
Hình 2: trapping tốt (2a), trapping xấu (2b)
Trong công việc hàng ngày. Làm thế nào để có thể xác định trapping gây ra sự cố này hay không? Câu trả lời là chúng ta cần đo, với một thang màu như hình 3. Ví dụ, chúng ta sẽ đo trapping của hai màu Cyan và Magenta và màu chồng của nó là màu Blue. Tất cả đều đo giá trị mật độ ở vùng tông nguyên (SID). Cách đo và thứ tự đo như mô tả ở phần đo trapping (1).
Hình 3: Thang màu với các vùng tông nguyên CMYK và màu chồng RGB
Ví dụ: chúng ta đo hai màu C, M và vùng màu chồng của nó là B. Các kết quả đo SID như sau:
DM = 1.4; Dc = 0.7, và; DB = 1.3. Dùng công thức Precuil:
Kết quả trực quan được mô tả trong hình dưới:
Hình 4: Tính trapping theo công thức Precuil.
Giá trị Trapping cao đòi hỏi sự cân bằng phù hợp của ba tính chất: độ tách dính của mực, sự hấp thụ và Thời gian. Độ tách dính là vấn đề của mực. Độ hấp thụ phụ thuộc vào giấy. Thời gian liên quan đến máy in. Chúng ta sẽ có cách xử lý đúng, khi hiểu rõ ba vấn đề này. Chúng ta sẽ xem xét ba tính chất này, ảnh hưởng thế nào đến việc in ướt chồng ướt.
Vui lòng đăng nhập để xem chi tiết và tham gia bình luận. Xin cám ơn , Đăng nhập
John
Cám ơn bài viết thật hữu ích của DragonhairTôi đã gặp sự cố về trường hợp tương tự. Ngoài các thông số quan trọng như tác giả đã nêu: độ tách dính, sự hấp thụ của giấy, thời gian giấy đi qua đơn vị in thì một yếu tố khá quan trọng đó là cấu trúc máy in, khả năng truyền mực của hệ lô. Tình huống tôi gặp là cũng 1 loại mực, cùng 1 loại giấy và cùng bài in, khi in trên máy A thì đạt yêu cầu nhưng khi in trên máy B thì các màu chồng không đạt yêu cầu. Phân tích tất cả các điều kiện và giải phải phải đổi mực in thì mới đạt được kết quả.Tôi nhận thấy loạt bài viết về chồng màu mực của tác giả rất hữu ích và chuyên sâu, tôi đã học hỏi được rất nhiều từ đây. Cám ơn đã chia sẻ😘
Dragonhair
Cám ơn bạn