Prima.vn - Cổng thông tin điện tử ngành in và bao bì Việt Nam
Trang chủ » BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO NGÀNH IN VÀ BAO BÌ VIỆT NAM 2021-2025

Chia sẻ

THỊ TRƯỜNG / Tin nổi bật / XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO NGÀNH IN VÀ BAO BÌ VIỆT NAM 2021-2025

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ  CHO NGÀNH IN VÀ BAO BÌ VIỆT NAM 2021-2025

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO NGÀNH IN VÀ BAO BÌ VIỆT NAM 2021-2025

I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài như một cuộc khủng hoảng sâu rộng, đe dọa sức khỏe, làm gián đoạn hoạt động kinh tế và làm tổn hại đến đời sống của con người trên toàn thế giới, buộc các quốc gia phải đóng cửa và giãn cách xã hội để chống dịch. Điều này đang làm chậm lại chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến nền thương mại giữa các nước (World Bank, 2020).

Theo những ước tính ban đầu, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 6,0% vào năm 2021 và 4,9% vào năm 2022 (IMF, 2021) trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn mất ít nhất 2,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020 (Congressional Research Service, 2021). Có thời điểm, hơn 80 quốc gia đã đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hàng loạt doanh nghiệp, trường học phải đóng cửa, người dân tư cách ly tại nhà (Congressional Research Service, 2021). Nỗ lực ngăn chặn COVID-19 ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, bao gồm các nền kinh tế thu nhập thấp với khả năng chăm sóc sức khỏe hạn chế, có thể dẫn đến suy thoái sâu hơn và kéo dài hơn. Điều này làm trầm trọng thêm xu hướng tăng trưởng tiềm năng và tăng năng suất trong nhiều thập kỷ, khiến những thách thức mà các nền kinh tế này phải đối mặt càng khó khăn hơn (World Bank, 2020).

Bên cạnh đó, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng trên thị trường do COVID gây ra đã tạo nên nhiều thay đổi đối với ngành thương mại. Theo đó, các giải pháp kỹ thuật được đẩy mạnh để tiếp tục một số hoạt động kinh tế và xã hội từ xa, thương mại điện tử bắt đầu tăng trưởng ở các nước đang phát triển, với những tác động lâu dài (Shamika N. Sirimanne, 2021). Kết quả một cuộc khảo sát với khoảng 3.700 người tiêu dùng tại 9 nền kinh tế mới nổi và phát triển cho thấy sau đại dịch, hơn một nửa số người tham gia khảo sát có xu hướng mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn và dựa vào Internet nhiều hơn để cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến sức khỏe và giải trí (UNCTAD, 2020a). Điều này càng khẳng định thương mại điện tử đang có xu hướng phổ biến ở các nền kinh tế mới nổi để thay thế cho hình thức mua sắm truyền thống. Theo các chuyên gia thương mại và phát triển của Liên hợp quốc UNCTAD, lĩnh vực thương mại điện tử đã có sự gia tăng lớn trong tổng doanh thu bán lẻ, từ 16% năm 2019 lên 19% vào năm 2020 (UNCTAD, 2020a). Giai đoạn 2018-2020, giao dịch trực tuyến tại Vương quốc Anh cũng tăng đột biến so với cùng kỳ, từ 15,8% lên 23,3%; tương tự là Trung Quốc (từ 20,7% đến 24,9%), Mỹ (11% lên 14%), Úc (6,3% lên 9,4%), Singapore (5,9% lên 11,7%) và Canada (3,6% lên 6,2%).

Doanh thu bán lẻ trực tuyến của một số nước trong năm 2018-2020

Thị phần TMĐT thế giới kỳ vọng đạt 4.890 tỷ trong năm 2021. Đồ thị bên dưới cho thấy TMĐT xuyên biên giới đang có khuynh hướng thịnh hành do các lợi ích của nó trong mảng bán lẻ.

Hai năm trước, chỉ có 13,6% giao dịch trực tuyến. Trong năm 2021 đã là 19,5% và đang kỳ vọng tăng đến 21,8% trong năm 2024.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 nhưng số liệu về TMĐT cho mảng bán lẻ ở các nước đều cho thấy mức tăng trưởng lên đến 2 con số. Các nước Châu Mỹ La tinh tăng đến 36,7%, đặc biệt là Argentina tăng 79%. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, mảng bán lẻ TMĐT của Singapore tăng 71,1%.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường TMĐT thế giới với doanh số lên đến 2.800 tỷ USD. Nó cũng là thị trường có người mua hàng trực tuyến lớn nhất thế giới với 292,5 triệu người, chiếm 33,3 toàn cầu. Trung Quốc cũng đã xác định mục tiêu trở thành Nước đầu tiên trong lịch sử có hơn 50% giao dịch mua hàng trực tuyến.

Thị trường TMĐT Hoa kỳ được dự báo đạt hơn 834 tỷ USD trong năm 2021, chưa được 1/3 so với Trung Quốc. Sau Trung Quốc và Mỹ là Anh với 180 tỷ USD. Có hai Nước Châu Á lọt vào tốp 5 Nước có giao dịch TMĐT cao nhất thế giới là Nhật Bản (144.08 tỷ USD) và Hàn Quốc (120,56 tỷ USD).

II. BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh trong năm 2019, do nhu cầu trong nước cao, ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển mạnh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao (ADB, 2021; Tổng cục Thống kê, 2019b). Đặc biệt, trong năm 2020, dưới ảnh hưởng của COVID-19, nền kinh tế ít nhiều bị tác động, song GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tốt nhất (Tổng cục Thống kê, 2020).

Tuy nhiên, COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường và tiếp tục gây nhiều ảnh hưởng đến các ngành kinh tế quan trọng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các ngành kinh tế đều bị thiệt hại lớn, hàng loạt nhà máy, công ty buộc phải đóng cửa, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động sản xuất bị đình trệ, nông sản khó tiêu thụ. Mặc dù đạt mức tăng trưởng GDP dương vào năm 2020 nhưng việc phục hồi kinh tế của Việt Nam còn nhiều thách thức. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%. Từ đó, cần có những định hướng đúng cho quá trình phục hồi và phát triển các ngành kinh tế mới, lấy đà tăng trưởng cho những năm tới (Tổng cục Thống kê, 2021).

Nhìn chung các lệnh giãn cách, hạn chế di chuyển do sự bùng phát COVID-19 đã thúc đẩy một sự thay đổi trên diện rộng đối với các kênh thương mại điện tử. Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021 ghi nhận tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020 (Bộ Công thương Việt Nam, 2021c). Trong thời kỳ dịch bệnh, người dùng mới của các nền tảng thương mại điện tử đã tăng 41% và khoảng 91% người dùng sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng thương mại điện tử này sau khi đại dịch kết thúc (SOL Communications, 2021). Dưới tác động của đại dịch, hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam đã giảm tần suất đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ ẩm thực, trong khi 25% trong số họ đã tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến (Deloitte, 2020). Bên cạnh đó, đại dịch đã khiến sự nhạy cảm về giá của người tiêu dùng không còn là yếu tố hàng đầu trong quyết định mua hàng, thay vào đó là yếu tố chất lượng và có lợi cho sức khỏe của sản phẩm.

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia.

Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).

III. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI (TMĐTXBG)

TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, đồng thời, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh TMĐTXBG sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

TMĐTXBG được phát triển trên nền tảng thương mại quốc tế truyền thống kết hợp với TMĐT đang trở thành trào lưu của các quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… và lan rộng tới các quốc gia đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam…

TMĐTXBG từ lâu đã là phương thức phổ biến ở nhiều quốc gia. Tốc độ ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân trong thập kỷ gần đây. Tại các thị trường EU, số liệu thống kê từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, doanh số TMĐTXBG của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ euro và chiếm khoảng 25,5% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu. Theo số liệu Trung Quốc công bố, xuất nhập khẩu TMĐT xuyên biên giới trong năm 2020 của nước này đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1%. Tổng giao dịch xuất khẩu qua thương mại điện tử tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá từ thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử đạt 570 tỷ NDT, tăng trưởng 16,5%.

Tỷ trọng TMĐTXBG trung bình của khu vực so với toàn cầu tăng liên tục qua các năm, đạt giá trị trung bình 41,3%/năm và tốc độ tăng trở lại đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu (27,4%/năm trong giai đoạn 2016-2020). Doanh thu TMĐT giữa các công ty và người tiêu dùng (B2C) toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2,883 nghìn tỷ USD. Bên cạnh kênh xuất khẩu truyền thống, TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường.

TMĐTXBG ở Việt Nam đối với doanh nghiệp xuất khẩu còn khá mới mẻ với nhiều quy trình, quy định phức tạp về mặt pháp lý, thủ tục và tài chính của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và các nền tảng TMĐT quốc tế. Doanh nghiệp làm TMĐTXBG cần phải được trang bị kỹ năng đầy đủ về thương mại quốc tế, hiểu biết về thị trường, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như kỹ năng TMĐT của nước sở tại.

Nhận thấy những tiềm năng của kênh TMĐTXBG, ngay trong vụ vải thiều Bắc Giang năm 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) và sàn TMĐT Voso xuất khẩu thí điểm thành công vải thiều Bắc Giang sang thị trường châu Âu theo phương thức TMĐTXBG trên nền tảng TMĐT của Việt Nam – Voso Global. Có thể coi đây là một bước đi đáng ghi nhận đối với ngành TMĐT nước ta trong việc đưa các sản phẩm nông sản tươi chất lượng cao sang thị trường nước ngoài có nhiều tiêu chuẩn khắt khe như châu Âu qua TMĐTXBG.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác cấp Chính phủ về thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chủ trì phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Sàn thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của Trung Quốc JD.com, Vinanutrifood, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), VP Bank, Visa… để tổ chức xây dựng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử JD.com. Đây sẽ là khu gian hàng Việt Nam đầu tiên nền tảng thương mại điện tử quốc tế với các sản phẩm Việt của các doanh nghiệp Việt được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường nước nhập khẩu triển khai qua phương thức TMĐTXBG.

Thông qua các kênh phân phối quy mô lớn có sự phối hợp, hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ của JD và các đối tác, hàng hoá do doanh nghiệp Việt sản xuất sẽ được phân phối qua kênh chính thức, uy tín này tại thị trường Trung Quốc. Thương hiệu của doanh nghiệp tham gia các chương trình sẽ được hỗ trợ quảng bá ngay tại thị trường nước nhập khẩu, điều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể làm được. Điều quan trọng nữa là hoạt động này không chỉ thúc đẩy kênh bán hàng trực tuyến cho sản phẩm của doanh nghiệp mà còn gián tiếp giúp thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu lớn ở nước sở tại.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là nơi tập hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp, các thương hiệu Việt tổ chức phân phối trên “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” theo đúng quy định của nền tảng thương mại điện tử, của luật pháp tại nước nhập khẩu đồng thời tìm kiếm các nguồn lực từ các đối tác để quảng bá, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt phân phối thuận lợi trên nền tảng thương mại điện tử của JD, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. TMĐTXBG sẽ là kênh nhanh nhất để kết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ hữu hiệu cho kênh phân phối truyền thống khi thương hiệu doanh nghiệp được quảng bá trực tiếp tại thị trường nhập khẩu. Phương thức này một mặt sẽ giúp giảm chi phí doanh nghiệp mặt khác giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, giúp phát triển và duy trì thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu.

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng cho rằng: “TMĐTXBG là một thách thức lớn, doanh nghiệp làm TMĐT xuyên biên giới cần thời gian và quyết tâm”.

IV. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO NGÀNH IN VÀ BAO BÌ

Trong khuôn khổ hội thảo chuyển đổi số cho ngành In và bao bì vào triển lãm Print&Pack 2021, cổng thông tin điện tử Prima kết hợp với Hiệp hội in Việt Nam và Hội in TPHCM đã tiến hành khảo sát và phân tích khả năng ứng dụng TMĐT cho ngành In. Chúng tôi xin tóm lược các kết quả như sau:

Vui lòng đăng nhập để xem chi tiết và tham gia bình luận , Đăng nhập

 

109 bình luận

Bình luận