DOANH NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. CÁC YẾU TỔ TÁC ĐỘNG
Chúng ta khó có thể đưa ra những dự đoán chắc chắn về thời kỳ hậu COVID khi còn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, với tư cách là một ngành và cộng đồng doanh nghiệp, điều quan trọng là chúng ta phải chuẩn bị trước các tình huống có thể xảy ra và thu thập càng nhiều thông tin càng tốt để đưa ra quyết định.Thế giới sẽ thay đổi cho dù COVID có qua đi, đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược chuyển đổi số.
Doanh thu của thương mại điện tử B2B toàn cầu vào năm 2024 ước tính khoảng 6/388 tỉ USD (Nguồn: sách trắng TMĐT Việt nam nam 2021). Và theo báo cáo của McKinsey, tốc độ số hóa của các doanh nghiệp đã có những bước nhảy vọt chỉ trong vài tháng (Hình 1).
Hình 1 – Tốc độ số hóa của sản phẩm/ dịch vụ ở nhiều khu vực giai đoạn 2017 -2020 (Nguồn: McKinsey)
Việt Nam chúng ta đang trên đường trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Chúng ta đã và đang tiến tới việc đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp và nhiệm vụ quan trọng là “xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng”.
2. CÁC LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
“Chuyển đổi số hay là chết” là tựa cuốn sách của NXB Thông tin và Truyền thông đã dẫn giải chuyển đổi số và thương mại điện tử là điều tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Các lợi ích mang lại của thương mại điện tử B2B như sau:
Về phía người bán:
-
- Công cụ để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm ra thị trường toàn cầu với chi phí thấp nhất.
- Tối ưu hóa thời gian, nhân sự và chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng xuất khẩu.
- Đầy đủ công cụ giúp doanh nghiệp thống kê, phân tích nhu cầu thị trường, xây dựng chính sách kinh doanh và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Về phía người mua:
-
- Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, so sánh các nguồn nguyên phụ liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
- Dễ dàng thu thập các thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm cần mua.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử B2B cũng có một vài hạn chế
Về phía người bán:
-
- Doanh nghiệp cần phải có thời gian và có kế hoạch cụ thể để tìm hiểu và thành thạo các kỹ năng về TMĐT.
Về phía người mua:
-
- Hạn chế lớn nhất là vấn đề kiểm định chất lượng sản phẩm cần mua, việc quyết định mua hàng cũng rất mạo hiểm đối với các đối tác mua lần đầu.
3. ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH IN VÀ BAO BÌ
Lĩnh vực công nghiệp in và bao bì đã và đang có sự chuyển đổi số rất nhanh chóng. Các hoạt động giám sát sản xuất, giới thiệu sản phẩm, các kênh bán hàng, tiếp thị liên kết trực tuyến đã không còn là mới mẻ. Việc tìm mua máy móc, nguyên vật liệu sản xuất từ các công cụ trên internet cũng đã được triển khai ở nhiều doanh nghiệp và rất hiệu quả.
Hưởng ứng tinh thần trên, ngày 08.12.2021 Học viện PrintMedia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành in và bao bì – Phần 1: Giao dịch trên sàn thương mại điện tử”. Buổi tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo của Hiệp hội bao bì Việt Nam, Hiệp hội in Việt Nam, Hội in TP. HCM và các doanh nhân đã sử dụng kênh thương mại điện tử cho việc kinh doanh của họ.
Tại buổi tọa đàm, các doanh nhân cũng đã mạnh dạn đề xuất lãnh đạo các Hiệp hội hãy tạo một sàn thương mại điện tử chuyên cho ngành in và bao bì.
Về phía lãnh đạo Hiệp hội, ghi nhận các đóng góp từ phía doanh nghiệp và cũng chia sẻ việc doanh nghiệp phải mạnh dạn thay đổi, đón đầu công nghệ thì mới có thể hòa nhập được thế giới, đặc biệt phải coi thương mại điện tử là kênh bán hàng để doanh nghiệp vươn ra thế giới.
5. VẬY DOANH NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?
Xác định mục tiêu
- Doanh nghiệp phải xác định mục tiêu và có kế hoạch triển khai TMĐT theo từng giai đoạn; từ ít nhất 1 nhân sự chuyên trách có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về TMĐT cho đến một kênh kinh doanh chính thức của doanh nghiệp.
Xây dựng gian hàng chuyên nghiệp
Theo khảo sát của McKinsey thì có 70-80% các doanh nghiệp quyết định mua hàng theo hình thức trực tuyến qua TMĐT. Họ chọn món hàng hoặc trao đổi trực tuyến với người bán thay cho kênh trực tiếp truyền thống. Vì vậy doanh nghiệp cần phải chú trọng việc xây dựng gian hàng chuyên nghiệp và bộ máy phản hồi thông tin nhanh chóng nhất, cụ thể như sau:
-
- Thiết kế gian hàng thu hút nhất, sản phẩm đa dạng và thông tin rõ ràng.
- Sử dụng công cụ phân tích số liệu trên sàn TMĐT để điều chỉnh phương án kinh doanh.
- Tích cực học hỏi, cập nhật thông tin để theo kịp sự thay đổi của thị trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa và kiểm soát chất lượng của qui trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng qui tắc ứng xử trong giải quyết các tranh chấp phát sinh, đặc biệt là các tranh chấp trên thị trường quốc tế.
- KẾT LUẬN: SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN NGÀNH IN VÀ BAO BÌ LIỆU CÓ KHẢ THI?
Thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới? Các sàn TMĐT hiện có chủng loại sản phẩm đa dạng, đa ngành nghề nên có những hạn chế cho việc tiếp cận đối tượng của người bán lẫn người mua ? Việc mua hàng trên sàn TMĐT hiện có đã đáp ứng được tiêu chí là sự tiện lợi và hiệu quả mà các doanh nghiệp mong đợi ?
Để trả lời câu hỏi của phần kết luận này, Prima.vn – Cổng thông tin chuyên ngành in và bao bì Việt Nam xin mời quý vị hãy cũng tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát theo link bên dưới:
-
- Tiếng việt: https://forms.gle/VYEisjuCKvdd8wFN8
- English: https://forms.gle/H1h8Q1vbWvpfJTP98
- Chinese: https://forms.gle/3VtXFe7Z765hJxAQA
Quí vị vui lòng trả lời và gửi phần trả lời trước ngày 20/12/2021. Chúng tôi sẽ thống kê kết quả khảo sát và gởi lại quý vị qua email trước ngày 31/12/2021.
Xin cám ơn sự hợp tác và đóng góp của quí vị!